đó để giáo hóa, khiến cho tất cả đều được đạo Bồ Đề". Pháp sư Đàm Thiên
tâu: "Xứ Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc. Khi Phật pháp mới
đến Giang Đông chưa khắp thì ở Luy Lâu [11] đã có tới hai mươi ngôi bảo
tháp, độ được hơn năm trăm vị tăng và dịch được mười lăm quyển kinh
rồi." Như vậy là Phật giáo đã truyền đến Giao Châu trước ta. Hồi ấy đã có
các vị tăng như Ma Ha Kỳ Vực [12], Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương
[13], Mâu Bác v.v... cư trú tại đó. Nay lại có Pháp Hiền thượng sĩ đắc pháp
[14] với Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền bá tông phái của tổ thứ ba Tăng Xán.
Pháp Hiền là vị bồ tát sống, hiện trụ trì ở chùa Chúng Thiện, giáo hóa
không dưới ba trăm môn đồ, không thua kém gì ở Trung Quốc. Bệ hạ là bậc
cha hiền của khắp thiên hạ, muốn bố thí bình đẳng nên định đưa chư tăng
sang giáo hóa. Nhưng họ đã có người rồi, ta không phải cho người sang
nữa. Lại có chứng cứ nữa: tướng quốc đời Đường là Quyền Đức Dư viết
trong lời tựa sách Truyền Pháp rằng: "Lại sau khi Tào Khê (Huệ Năng)
mất, thiền pháp thịnh hành, các dòng đều có kẻ nối, Thiền sư Chương Kính
Huy đem những điều tâm pháp quan yếu của Mã Tổ đi thi hành giáo hóa ở
miền Ngô, Việt. Vô Ngôn Thông đại sư đem tông chỉ của Bách Trượng
Hoài Hải đi khai ngộ ở Giao Châu." Đó là chứng cứ vậy.
Thái hậu lại hỏi:
- Sư truyền thừa của hai tông phái ấy thứ tự thế nào?
Sư đáp:
- Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì nay có Lâm Huệ Sinh, Vương Chân Không.
Phái Vô Ngôn Thông thì có Mai Viên Chiếu, Nhan Quảng Trí. Dòng của
Khương Tăng Hội thì nay có Lôi Hà Trạch. Ngoài ra những phái phụ thì
nhiều không kể xiết.
Thái hậu cả mừng, phong sư làm Tăng thống, ban áo ca sa màu tía, ban
hiệu Thông Biện đại sư, hậu thường để tỏ rõ Vinh sủng. Sau Thái hậu lại