Quốc sư Thông Biện
(? - 1134)
(Trí Không Thiền Sư)
(trích Thiền Uyển Tập Anh, Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch - Nhà
xuất bản Văn Học Hà Nội, 1993)
Chùa Phổ Ninh, huyện Từ Liêm.
Quốc sư người hương Đan Phương, họ Ngô, vốn dòng dõi Phật tử, bản tính
thông tuệ, học thông tam giáo.
Lúc đầu sư tham vấn thiền học, đắc pháp với thiền sư Viên Chiếu [1] ở
chùa Cát Tường. Sau đó có chiếu chỉ triệu về kinh đô Thăng Long trụ trì
chùa Khai Quốc, sư tự xưng hiệu là Trí Không. Mùa xuân năm Hội Phong
thứ 5 (1096), ngày rằm tháng hai, Phù Thánh Cảm Linh Nhân Hoàng Thái
Hậu [2] đến chùa thiết lễ trai tăng. Trong lúc đàm đạo với các bậc túc tăng
kỳ lão, Thái hậu hỏi:
- Phật và Tổ nghĩa thế nào? Ai hơn ai kém? Phật trụ phương nào? Tổ ở
thành nào? Đến nước ta từ bao giờ? Việc truyền đạo ai trước ai sau? Mà
người niệm tên Phật đạt tâm ấn của Tổ chưa rõ là những ai?
Bấy giờ mọi người đều im lặng cả, sư thưa rằng:
- Thường trụ ở thế gian, không sinh không diệt thì gọi là Phật. Hiểu rõ tâm
tông của Phật, giảng và làm đi đôi với nhau, gọi là Tổ. Chỉ vì những kẻ
kém học nói bậy là có bên hơn bên kém mà thôi. Vả lại Phật có nghĩa là
"Giác" (hiểu biết) vốn lặng lẽ, thường trụ, tất cả chúng sinh đều có cùng lẽ
ấy. Chỉ vì tình trần che lấp, trôi nổi theo nghiệp báo mà phân ly ra các cõi.
Phật vì lòng từ bi mà thị sinh ở đất Thiên Trúc, là vì xứ sở ấy ở vào khoảng