Sau khi tôi ra khỏi phòng, gia đình mục sư E ra sức bảo Karl uống sữa nhưng vô hiệu.
Họ lại cất sữa đi và lấy kẹo ra “Cháu cứ ăn đi, cha cháu không biết đâu”. Karl bèn trả lời
“Cha cháu có thể không nhìn thấy nhưng ông trời sẽ nhìn thấy, cháu không thể làm một việc
như vậy được.” “Nhưng lát nữa tất cả sẽ đi dạo, cháu không ăn sẽ đói mất!” “Cháu không
sao.”
Mọi người lại gọi tôi vào, kể lại mọi chuyện và bảo tôi hãy nói gì đó. Tôi bảo cháu
“Karl à, con chịu phạt như thế là đủ rồi. Vì lòng nhiệt tình của mọi người ở đây, và vì lát nữa
ta sẽ đi ra ngoài, thế nên con hãy uống sữa và ăn bánh rồi đi.” Khi đó Karl mới bắt đầu ăn,
còn cả gia đình mục sư E thì không thể ngờ là một đứa trẻ chỉ mới 6 tuổi mà có thể biết tự
chủ như vậy”.
Đọc những dòng này, có thể chúng ta cũng có cảm nghĩ giống như mục sư E, rằng sự
dạy dỗ của Witte cha thật khắc nghiệt. Quả thực đúng là nó có khắc nghiệt theo một nghĩa
nào đó. Tuy nhiên, thường thì sự dạy dỗ khắt khe thường làm cho trẻ rất khổ sở, nhưng riêng
sự khắt khe trong phương pháp của Witte cha thì không như vậy, ngược lại, rất thoải mái tự
nguyện. Lấy ví dụ những nhà hoạch định chính quyền ở Tokyo, là nơi đường phố sắp xếp vốn
không theo quy tắc, nếu bgiờ mà tiến hành những cải tổ lớn về phố phường, đô thị, thì người
dân sẽ rất khổ sở. Nhưng nếu tiến hành làm đường ở giữa cánh đồng rộng, rồi từ đó bắt đầu
xây cất nhà cửa, thì phố phường về sau sẽ mạch lạc, khoa học, và người dân cũng sẽ vui vẻ
thoải mái. Giáo dục con trẻ cũng như vậy. Nếu được dạy bảo tốt ngay từ khi bắt đầu thì trẻ sẽ
không có cảm giác khổ sở. Cũng giống như xây những viên gạch, phải xây có trật tự ngay từ
những viên đầu tiên. Bản thân Witte cha đã làm rất tốt điều này.
Nguyên tắc cơ bản trong việc dạy con của ông là cái gì đã nói là không thì nhất định
không được làm. Lúc thì cho phép, lúc lại không cho, chính điều đó mới khiến trẻ khổ sở.
Như nhà thơ Shira đã nói, cái gì mà ta không bao giờ có thì ta cũng sẽ không cảm thấy thiếu.
Witte cha rất tuân thủ nguyên tắc này, và ông áp dụng nó ngay từ khi Witte con được 1 tuổi.
Ta thường thấy các ông bố bà mẹ có suy nghĩ, cứ để cho con làm, lớn thêm chút nữa sẽ cấm,
nhưng như vậy con càng khổ hơn. Hơn nữa, việc quy định “không được phép”của họ cũng
không nhất quán, lúc nói không được phép, lúc lại nói được, điều đó hình thành trong suy
nghĩ của trẻ một khái niệm “khi bố mẹ nói không được nghĩa là không được”. Điều khó trong
việc dạy dỗ trẻ là chính là sự hình thành khái niệm. Vì thế cái gì là tốt, cái gì là xấu thì những
người làm cha mẹ phải nhất quán từ đầu đến cuối không được thay đổi. Và giữa những người
lớn phải có sự đồng thuận. Witte cha rất chú ý đến điều này. Ngay cả trong giáo dục tri thức