hay giáo dục nhân cách, ông đều có sự hợp tác của vợ. Cái gọi là “mẹ hiền cha nghiêm” nhất
thiết không phải lả biện pháp giáo dục tốt.
XII.
PHƯƠNG PHÁP dạy con của Witte đúng là rất nghiêm khắc, nhưng hoàn toàn không
phải chuyên chế. Chuyên chế nói cách khác là sự phục tùng mù quáng. Witte cha rất phản đối
sự chuyên chế. Trong cách dạy con cuả ông cũng như trong các vấn đề khác, ông luôn tôn
trọng tính hợp lý. Ông cho rằng trong giáo dục thì điều tối quan trọng là không được che lấp
lý trí, không làm rối loạn năng lực phán xét của trẻ. Vì thế ngay cả khi mắng con ông cũng
không bao giờ để con không hiểu vì sao lại bị mắng.
Người làm cha mẹ mà có quan điểm sai lầm dẫn đến mắng con vô lý là đã điều rất
không hay, nhưng cho dù sự trách mắng và ngăn cấm là chính đáng nhưng lại không cho con
biết lý do thì lại cũng vẫn là đáng trách. Phần đông các bậc cha mẹ hay lại mắc phải sai lầm
này - Đấy chính là sự chuyên chế. Witte cha thì khác, ông luôn cố gắng nhìn vào thực tế để
không mắng con một cách không thỏa đáng, và bao giờ ông cũng giải thích để con hiểu vì sao
lại không được. Ông cho rằng nếu làm hỏng năng lực tự phán xét của trẻ thì suốt cuộc đời sau
này trẻ sẽ không có được cái nhìn khách quan, công bằng trong mọi vấn đề.
Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn cản trở sự tiến bộ của cả xã hội.
“Khi con trai tôi nói mà không suy nghĩ, tôi không mắng ngay lập tức. Đầu tiên tôi chỉ bảo:
“Con là người ‘nhà quê’ nên mới thốt ra những lời đó, sau này con đừng nghĩ xấu như thế
nữa”. Khi đó con sẽ hiểu như vậy là không hay, nhưng sau đó chắc chắn sẽ hỏi lý do, và tôi
sẽ bắt đầu giải thích: “Điều con nói đúng là sự thật, cha cũng thừa nhận. Nhưng đó không
phải cái có thể nói trước mặt người khác. Con xem chẳng phải vì con nói thế mà ông N đã
xấu hổ đến đỏ cả mặt sao? Bình thường ông ấy rất quý con, lại rất nể cha, nên ông ấy đã
không nói gì, nhưng sau đó không còn vui vẻ nữa đúng không? Từ lúc ấy ông ấy không nói
một câu nào nữa, đó chính là vì con đã thốt ra những lời như thế đấy”. Đây là cách để tôi cố
gắng không làm tổn hại đến khả năng đánh giá của con. Nghe những lời này thì con trai tôi
cũng hiểu là việc không nên làm, nhưng vẫn thắc mắc: “Nhưng mà, điều con nói là sự thật
còn gì?” “Đúng là sự thật, nhưng ông N cũng có cách nghĩ của ông ấy, chúng ta chưa chắc đã
biết được. Không chừng ông ấy lại bảo con là trẻ con nên ko hiểu ông ấy cũng nên. Hơn nữa,