THIÊN TÀI VÀ SỰ GIÁO DỤC TỪ SỚM - Trang 34

thành công nào đó thì đều nhờ vào sự giáo dục từ sớm của cha tôi. Sự giáo dục từ sớm của

cha tôi, giúp tôi trưởng thành nhờ có được lượng kiến thức nhiều hơn người khác đến 25

năm.

Sự giáo dục từ sớm của cha tôi có những ưu điểm hết sức quan trọng. Những ưu điểm

đó mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích. Đa phần những thanh thiếu niên chỉ ghi nhớ kiến thức vì

vậy họ không thể phát triển tư duy của mình được một chút nào.

Hơn nữa, họ cũng chỉ thụ động nhớ ý kiến của người khác nên đã tự mình làm thui chột

đi khả năng đưa ra ý tưởng. Rất nhiều đứa trẻ, con của những người cha ưu tú, thường là bản

sao của cha mình tự họ không phát triển hơn được. Nguyên nhân là do người cha khi dạy con

đã trao cho con mình những suy nghĩ tinh túy nhất của bản thân. Tuy nhiên, tôi đã được giáo

dục không theo kiểu như vậy, Cha tôi không theo chủ nghĩa nhồi nhét kiến thức. Ông dạy tôi

sao cho tôi có thể tư duy như ông, hoặc tự bản thân tôi phải có những tư duy vượt trội cha

mình. Cha tôi cho rằng hễ suy nghĩ thì sẽ hiểu được, Ông thường bảo “Tự suy nghĩ xem sao”

và quyết không dạy khi tôi chưa đưa ra được suy nghĩ của chính mình. Tuy nhiên tôi lại là

người không thành công ở điểm này, những lúc như vậy cha tôi đưa ra rất nhiều câu hỏi gợi

ý, sau cùng mới bắt đầu giải thích. Dù vậy cách dạy của cha vẫn có chỗ khó khăn đối với tôi.

Ví dụ lúc 13 tuổi, khi tôi dùng từ Quan niệm, cha đã hỏi quan niệm là gì, tôi giải thích

theo suy nghĩ của mình nhưng như thế này cũng không phải như thế kia cũng sai và cha tôi đã

rất bực mình về điều này. Hoặc thỉnh thoảng khi ngẫu nhiên tôi nói “Về mặt lý luận thì chính

xác nhưng thực tiễn cần chỉnh sửa ít nhiều” Cha liền hỏi lý luận là gì? Giải thích đi! Tôi đã

giải thích rất nhiều bằng suy nghĩ của mình, nhưng đối với đứa trẻ 13 tuổi thì đây chẳng phải

là điều dễ dàng. Lúc đó cha tôi cũng cực kỳ bực mình. Cuối cùng cha cũng giải thích cho tôi

ý nghĩa của từ lý luận như sau “Thật ra lý luận và thực tiễn không phải là hai vấn đề tương

phản. Vì vậy khi nghĩ nó như là sự tương phản thì chẳng hiểu gì về ý nghĩa của từ lý luận cả.

Cũng có những người dùng từ lý luận nhưng không hiểu nghĩa của nó, những người như vậy

là người vô học.” Nhưng tôi nghĩ điều này thật vô lý. Đây là những điều mà đứa trẻ 13 tuổi

không dễ gì hiểu được. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ nếu đứa trẻ không được yêu cầu những điều

ngoài khả năng của nó thì chúng không thể phát huy hết năng lực của mình.”

XVI.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.