đựng cơm rượu dậy mùi thơm say lòng quen thuộc. Chẳng có gì thay đổi:
ngay cả cái áo gi lê người bán hàng kia mặc cũng giống y như bà vẫn nhớ.
Văn vội vã lại gần người bán rong. Ông ta ngừng gõ phách.
"Ăn ở đây hay mang đi?" ông ta hỏi.
"Ở đây," bà nói.
Bà đợi ông ta khéo léo trút một muôi nước nóng vào bát, rồi dùng một
cái bằng tre múc hai tảng cơm rượu.
"Bà có ăn trứng không?" ông ta hỏi bà, "Hay rắc ít hoa mộc? Bao nhiêu
đường?"
"Cho hết vào, và một thìa đường đầy," Văn đáp. Khi ông ta đưa bát cho
bà, bà trào nước mắt.
"Chuyện gia đình à?" người bán rong hỏi. "Đừng buồn. Sống ở đời này
cứ sống từng ngày một, rồi thì ngày này ngày khác sẽ qua nhanh thôi."
Vừa uống nước cơm rượu ngọt lịm lúc này đã hòa cùng nước mắt của
mình, Văn vừa cố giữ bình tĩnh.
"Ông sống ở đây bao lâu rồi?" bà hỏi bằng giọng run run.
"Tôi tới đây mười năm trước," người bán rong đáp. "Tôi chẳng làm
được trò gì khác thành thử chỉ còn nước đi gõ phách tre thôi. Nhưng việc
này chẳng phải việc tồi đâu, ngày nào cũng có chuyện mới cả. Ngay cả con
đường tôi đi lại cũng mỗi năm một khác."
Văn hỏi ông ta liệu ông ta có biết chị cùng cha mẹ của bà không, rồi bà
mô tả cho ông ta căn nhà mà trước kia họ sống. Người bán rong ngẫm nghĩ
một lát.
"Tôi e là không," ông ta nói. "Trong mười năm tôi ở đây, khu này đã bị
giật xuống rồi xây lại ba lần. Lần đầu là trong thời "Ba xây dựng" hay gì gì
đó. Rồi người ta làm đường và xây cầu, rồi sau đó lại phá. Kế đến họ bán
một khu đất to cho Singapore. Quanh đây nhiều người đến rồi lại đi. Dạo
này càng ngày càng ít nghe giọng địa phương hơn."
Ông ta lại tiếp tục gõ phách.
Văn đứng ngay giữa đường, đờ đẫn bởi sự xa lạ của thành phố quê
hương. Bà quá đắm mình trong suy nghĩ đến nỗi không nghe thấy cả tiếng
gõ phách lẫn âm thanh những ô tô xe đạp chạy vù vù qua chỉ cách bà mười