THIÊN THẦN NỔI LOẠN - Trang 281

đưa khoa học vào chỗ phá sản, để cải thiện công việc của Nhà thờ. Và người

ta đã sáng chế ra, những ngày gần đây, chủ nghĩa thực dụng cố ý để làm cho

tôn giáo được tín nhiệm trong những đầu óc hay lý luận.

- Ngài đã nghiên cứu chủ nghĩa thực dụng?

- Đâu có! Tôi xưa kia phù phiếm và chuyên tâm về siêu hình học. Tôi học

Hegel và Kant

*

. Có tuổi rồi, tôi trở thành nghiêm túc và chỉ bận tâm về

những hình thể cảm thấy được, những cái mà mắt hoặc tai có thể lĩnh hội

được. Nghệ thuật là tất cả con người. Ngoài ra chỉ toàn là mơ mộng.

Hegel, Kant: Hegel (1770-1831), nhà triết học Đức, chủ trương biện chứng phép duy tâm. Kant (1724-

1804), nhà triết học Đức, chủ trương rằng những sự vật ta được biết chỉ là hiện tượng (phénomènes),

còn những sự vật tự thân gọi là bản thể (noumènes) thì ta không thể nào biết được.

Cuộc đàm thoại tiếp tục đến tận chiều tối, và trong đó nghe thấy có

những chuyện tục tĩu đến làm đỏ mặt không những một anh giáp kị binh, nói

như thế chưa có nghĩa gì lắm, vì các giáp kị binh thường trinh khiết, mà cả

một phụ nữ Paris nữa.

Ông Sariette đến thăm học trò cũ. Khi ông bước vào gian phòng, cái

tượng bán thân của Alexandre d’Esparvieu hiện lên bên trên cái đầu hói của

nhà bảo quản thư viện. Ông ta lại gần giường. Các tấm màn gió màu xanh, tủ

gương, lò sưởi, bị thay thế ngay tức khắc bởi những tủ đứng đầy sách của căn

phòng các hình cầu và các tượng bán thân, và không khí bị ngạt ngay tức

khắc bởi những cặp các tông, những hồ sơ và những tấm thẻ. Ông Sariette

không được phân biệt với thư viện của ông lắm, nên người ta không thể

tưởng tượng được ông và trông thấy ông mà không có nó. Chính bản thân

ông cũng xanh xao hơn, mờ nhạt hơn, mơ hồ hơn, huyền tượng hơn cả những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.