CHƯƠNG THỨ NĂM
Trong chương này, lấy điện thờ các Thiên sứ ở St. Sulpice
làm đề tài bàn luận về nghệ thuật và thần học.
Khi đi vào nhà thờ St. Sulpice, điện thờ các Thiên sứ thần thánh bên phía
tay phải khuất đằng sau một cái vách bằng ván ghép. Ông linh mục Patouille,
ông Gaétan, cậu Maurice, cháu ông và ông Sariette nối đuôi nhau vào trong
điện, qua cái cửa thấp trổ ở bức vách, họ thấy ông già Guinardon đứng trên
cái mặt bằng của chiếc thang bắc trước bức họa Héliodore
.
Héliodore: tên gọi tắt bức bích họa của Delacroix trong nhà thờ St. Sulpice, tên đầy đủ là Héliodore bị
đuổi ra khỏi đền. Đó cũng là tên bức bích họa của Raphael, danh họa nước Ý, trong điện Vatican. Hai
bức họa đều lấy tại Kinh thánh (II Maccabe, III, 7-40), Héliodore quan tể tướng của Seleucus vua nước
Syrie, được sai đến cướp đoạt những kho báu của đền Jérusalem, lúc định cướp thì bị một kỵ sĩ chặn
đánh và cho ngựa giày xéo lên thân xác hắn.
Nhà nghệ sĩ già, trang bị đủ các chất liệu và dụng cụ, đang trét một thứ
vữa ngà ngà trắng vào cái khe nứt đã khiến thầy cả thượng phẩm Onias
bị
tách làm hai phần. Zéphyrine, người mẫu được ưa chuộng của Paul Baudry
Zéphyrine, người có bộ tóc vàng hoe và đôi vai óng ánh từng làm mẫu vẽ nên
bao nhiêu Madeleine và Marguerite, bao nhiêu thiên tiên và thủy tiên
.
Zéphyrine, nghe nói đã từng được Hoàng đế Napoléon Đệ Tam sủng ái, lúc
ấy đó đương đứng dưới chân thang, bộ tóc bờm xờm bối rối, cái mặt vàng
ệch, đôi mắt toét đỏ ngầu, cái cằm điểm lác đác mấy sợi lông dài, già hơn ông
già Guinardon, người được bà chia sẻ cuộc đời từ hơn nửa thế kỷ đến nay.
Lúc đó, bà ta mang bữa ăn trưa đựng trong làn đến cho nhà họa sĩ.
Thầy cả thượng phẩm Onias - thầy cả của thành Jérusalem đã cố gắng cản trở việc cướp đoạt kho báu