người Cơ đốc giáo. Nhưng tôi phủ nhận rằng ông ta đã sáng tạo ra thế giới;
bất quá ông ta chỉ tổ chức một bộ phận rất nhỏ của thế giới, và tất cả cái gì
ông ta đã mò đến đều mang dấu vết của đầu óc cẩu thả và thô bạo của ông ta.
Tôi không nghĩ rằng ông ta là vĩnh hằng vô hạn, vì quan niệm một kẻ sinh
linh không có hạn định trong không gian và thời gian, thì thật là mơ hồ. Tôi
cho rằng ông ta có giới hạn và rất giới hạn
là khác nữa. Tôi cũng không tin
rằng ông ta là vị thần
duy nhất nữa; trong một thời gian rất lâu chính ông ta
cũng không tin: lúc đầu tiên, ông ta đã theo thuyết đa thần. Về sau, lòng kiêu
ngạo của ông ta và những nịnh nọt của những kẻ kính thờ ông ta làm cho ông
ta trở thành tin thuyết nhất thần. Ông ta ít có mạch lạc trong các suy nghĩ,
ông ta không có quyền lực như người ta nghĩ đâu. Và để nói gọn một câu,
ông ta không phải là một vị thần chúa tể, mà chỉ là một thần sáng tạo
và huênh hoang. Những kẻ nào như tôi, biết rõ bản chất thực của ông ta, thì
đều gọi ông ta là Ialdabaoth.”
Silène, Ménade, Dionysus: Dionysus là tên Hy Lạp của tửu thần trong thần thoại (tên La tinh là
Bacchus); Silène, vị thần của thần thoại xứ Phryge, bố đẻ ra các thần Satyre (là các thần thử hạng, tùy
tòng của thần Bacchus), và bố nuôi nấng thần Bacchus; Ménade, tên cũ của các thyrsus thờ phụng tửu
thần.
Giới hạn (borné): bản thể có hạn định trong thời gian và không gian. Ngụ thêm nghĩa thứ hai của borné
là: Bị giới hạn trong đầu óc, thiển cận.
Vị Thần (le Dieu): Tiếng Dieu vốn nghĩa rất rộng có nơi là Thần, có nơi là Chúa, hoặc Chúa Trời,
nghĩa là Thần chúa tể (viết chữ D hoa).
Thần sáng tạo (démiurge): danh từ dùng trong triết lý của nguồn phái Plato để chỉ thông minh sáng tạo
(intelligence créatrice), hoặc cũng gọi là Thần sáng tạo (tiếng thần ở đây không có nghĩa là thánh thần,
mà chỉ là tinh thần).
- Anh bảo thế nào?