- Hai câu này không phải là thơ cũng không phải phú nhưng nó bao hàm
một ý nghĩa lịch sử mà trước đây ba mươi năm đã chấn động giang hồ
“Vân Lý Thành Đô” cùng “Tuyết Rơi Cung Hậu” là hai chỗ có một phong
cảnh đẹp tuyệt trần, người đời ai cũng muốn đến xem cho thoải mái còn
“Song Phụng Múa” với một chiếc đèn là đại biểu cho ba người thanh niên
cao thủ đương thời lúc bấy giờ.
Thanh Sương cười nói :
- Vậy thì chiếc đèn này có lẽ là một trong ba chàng thanh niên lúc ấy đã
treo?
- Cô nương đoán không sai.
Thanh Sương nói :
- Sự tích quá khứ của võ lâm, nếu Dịch Thành Bang chủ không lấy làm
phiền phức xin kể ra cho mọi người nghe thử?
Dịch Thành đáp :
- Lúc ấy lão phu còn đang học võ trong sư môn, nên không có duyên gặp
gỡ ba vị thanh niên cao thủ ấy, chỉ nghe nói “Song Phụng” là hai nàng ái nữ
của “Nhất Hoàng” lúc bấy giờ võ lâm ai cũng đều tôn kính, người chị tên
Mộ Dung Hụê, người em gọi là Mộ Dung Lan, còn chủ nhân củ chiếc đèn
hồng này vốn họ Thái Sử tên Ngọc, là đứa con yêu qúy nhất của “Kim
Quan Sơn Chủ”...
Vừa kể đến đây bỗng nghe xa xa có tiếng văng vẳng vọng lại :
- Hiếm có, hiếm có người trong trần thế hiện nay lại có kẻ nhớ đến lai lịch
lão phu, có lẽ người cũng là một vị anh hùng, vậy lão phu hôm nay phá lễ
tiếp kiến các bằng hữu một chuyến.
Bỗng từ xa xa một chiếc đèn lồng nhanh nhẹn phi đến, hình như có người
điều khiển vậy, khi đến còn cách mọi người chừng sáu thước thì bỗng dừng
lại rồi quay đầu chạy về đường cũ. Thoạt đầu mọi người còn đứng nhìn ngơ
ngác, bỗng Văn Đồng như hiểu ra “hừ” một tiếng mọi người đồng cất bước
đuổi theo.
Một khắc trôi qua mọi người ước lượng chạy đã được ngoài hai dặm thì
bỗng nhiên chiếc đèn lồng đứng lại, bốn người không hẹn cùng dừng bước
theo. Cùng lúc ấy từ xa có tiếng nói vọng lại :