“Dẫn dắt nhận thức”
Trong thiền, mục tiêu của ta là cảm nghiệm hơi thở mà không điều khiển
hay thay đổi nó, chỉ cần nhận biết hơi thở tự thở như thế nào theo nhịp điệu riêng
của nó.
Thiền chánh niệm không phải là bài tập thở như pranayama . Nó thực sự
chính là một bài tập giúp luyện tập ý thức, luyện tập ở trong thực tại. Vậy nên, ta
có cảm nhận hơi thở bằng cách nào cũng tốt cả!
Một trong những điều đầu tiên ta nhận thấy trong việc thiền này là tâm trí
ta hay suy nghĩ lan man như thế nào.
Ta có thể bảo tâm trí mình tập trung vào hơi thở, nhưng nó có nghe
không? Khó lắm! Mỗi khi nhận ra tâm trí mình đang trôi dạt, ta có thể kéo nó về
tập trung vào hơi thở trong khoảng 3 lần thở, và rồi nó lại trôi đi và làm việc
khác. Khi theo dõi hơi thở, ta sẽ bắt đầu nhận ra cuộc đối thoại và chuyển động
nội tại không ngừng của tâm trí.
“Trở lại chú tâm vào hơi thở”
Trong thiền, điều hướng dẫn căn bản đầu tiên là mỗi lần nhận ra rằng
mình bị cuốn vào dòng suy nghĩ, toan tính hay hồi tưởng, ta hãy buông ý nghĩ đó
và quay trở lại với hơi thở. Vậy, mỗi lần bị cuốn đi, hãy quay trở lại cảm nhận
hơi thở vào tiếp theo hay lần thở ra kế tiếp.
Thiền chính là qui trình căn bản này để nhận thức về hơi thở và duy trì
trạng thái nhận thức đó. Giống như bất kỳ một hình thức nghệ thuật nào khác,
“nghệ thuật thiền” cần có thời gian luyện tập.
Thánh Francis de Sales nói rằng một đời sống thiền đòi hỏi “một tách
thông hiểu, một thùng tình yêu và cả đại dương kiên nhẫn”. Sự nhẫn nại này
cũng là nguyện ý hết lần này đến lần nọ quay trở lại thời khắc thực tại trong khi
hành thiền.
Việc hành thiền thực chất chính là quá trình tỉnh thức trước thực tế rằng
ta đã bị lạc, hãy tập trung sự chú ý trở lại hơi thở, và mang cơ thể cùng tâm trí
trở lại khoảnh khắc thực tại.
“Làm đi làm lại nhiều lần”