không nên dùng trí năng để đoán định nó sẽ như thế nào. Việc thiền của ta sẽ nở
ra như một bông hoa, từng khía cạnh vào từng thời điểm của nó.
Khi ta để tâm vào cảm giác trong cơ thể mình, lúc nào chúng cũng sẽ rơi
vào một trong 3 tình trạng: chúng biến mất, chúng không thay đổi, hoặc chúng
sẽ trở nên tệ hơn. Việc ta phải làm không phải là kiểm soát chúng, mà chỉ cần ở
cùng chúng và để chúng đến và đi trong nhận thức của mình.
Sự giải thoát thậm chí có thể còn mạnh mẽ hơn đến nỗi khiến cho cơ thể
ta rung lắc hoặc các phần trên cơ thể tự nhiên chuyển động. Ðiều đó có thể thật
đáng sợ, như thể ta đang mất kiểm soát bản thân mình.
“Nhiều cảm giác kỳ lạ”
Có nhiều cảm giác kỳ lạ trên cơ thể sẽ đến và đi trong khi ta thiền. Ta có
thể cảm thấy nhẹ như bay, hay thấy nặng như đeo đá.
Ta có thể cảm thấy như hơi thở len qua khắp cơ thể. Ta có thể thấy ớn
lạnh hoặc nhói tim và đủ thứ cảm giác khác.
Cảm giác mà ta cảm nhận trong lúc thiền đôi khi dễ chịu. Ðôi khi, ta sẽ
cảm thấy như bị tê hoặc như rùng mình hoặc có một trạng thái mê ly nào đó diễn
ra bên trong cơ thể mà ta không kiểm soát được.
“Luyện tập hằng ngày”
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiền là thực hành mỗi
ngày. Quan trọng là không được đánh giá việc thiền của mình. Việc của ta là
ngồi trên nệm hay ghế, chấp nhận và kết nối với những gì diễn ra, những gì sẽ
luôn chỉ là sự phản chiếu của bất kỳ trạng thái tâm trí và cơ thể nào của ta trong
lúc đó.
Thậm chí nếu ta căng thẳng muốn phát điên vào cuối ngày, và chỉ có thể
ngồi để tập trung vào 3 hơi thở trong vòng 20 phút còn toàn bộ thời gian còn lại
toàn là suy nghĩ, thì hãy cứ thực hành. Cố không đặt kỳ vọng gì. Chỉ cần cam kết
hành thiền như một bài tập, và không bị nhụt chí trong mọi hoàn cảnh.
Hãy nhớ rằng tập thiền rất giống học chơi đàn piano.
“Tính kiên nhẫn”