YÊN LẶNG… TĨNH TẠI… ĐƠN ĐỘC
- Rachael Kessler -
Không phải ngẫu nhiên khi hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều đặt ra
một “nốt lặng” trong bản giao hưởng của một ngày, tuần hoặc năm của đời
người. Những nghi thức như cầu nguyện, thiền, nhập thất và truyền thống ngày
Sabbath… đều giúp trau dồi khả năng duy trì sự tĩnh tại và tạo không gian cho
tâm hồn.
Những khoảng lặng lẽ và biệt lập trong nhà trường cũng có thể là công
cụ cho học sinh để thư giãn và hồi phục… thư giãn cho hệ thần kinh, tâm trí, cơ
thể… mà các nền văn hóa truyền thống thường mang lại. Ðối với nhiều học sinh
và gia đình, biệt lập đã trở thành một nghệ thuật thất truyền.
Chúng ta có thể xem sự yên lặng là một phương tiện để đi qua những
cánh cổng khác: sự kết nối thâm sâu với cái tôi, sự siêu nghiệm, sự sáng tạo, hay
sự tìm kiếm ý nghĩa và mục đích. Nhưng, bản thân sự yên lặng có thể dưỡng
nuôi linh hồn con người, và chúng ta nên khám phá giá trị của nó như một cánh
cổng riêng biệt.
Khi xem xét việc tạo cơ hội cho các học sinh được tĩnh lặng, chúng tôi
gặp phải một nghịch lý. Ở nhiều học sinh, chúng tôi chạm đến niềm khao khát
bất tận của con người mong muốn được yên lặng. Thế nhưng, chúng tôi cũng
phải đối đầu với sự phản đối của văn hóa đương đại về khía cạnh này. Yên lặng,
tĩnh tại và biệt lập hầu như đã bị tước bỏ khỏi cuộc sống của con em chúng ta.
“Tiếng ồn”, “tốc độ” và “tương tác không ngừng” là định nghĩa của cuộc
sống hiện đại đối với hầu hết trẻ em. Sự kích quá độ đã trở thành lẽ thường đối
với hệ thống thần kinh của trẻ.
“Linh hồn không thể phát triển trong một cuộc sống hối hả”. Thomas
Moore đã đề cập như thế trong Chăm sóc linh hồn , “vì chịu ảnh hưởng, tiếp
nhận và hấp thu đòi hỏi phải có thời gian”.
Nhưng, khái niệm chậm rãi lại quá xa lạ với con em chúng ta đến nỗi làm