THỞ VÀ THIỀN - Trang 166

chúng sợ hãi. Những lời huyên thuyên không dứt trên truyền hình và máy nghe
nhạc… những hoạt động được sắp xếp liên tiếp cho “đứa trẻ bận rộn”… nhu cầu
gửi trẻ em hàng giờ cho các nhóm trông trẻ từ khi bé còn nhỏ… Theo hướng ấy,
trẻ em không có đủ khoảng lặng và thời gian biệt lập đến mức một số trẻ e sợ
phải trải qua sự trống trải. Vậy nên chúng ta có nên nói về một “cơn đói khoảng
lặng” khi một số học sinh thực sự cảm thấy khó chịu về nó?

Sự yên lặng và tĩnh tại là một cơ hội để thiết lập lại trạng thái cân bằng.

Một khoảng thời gian lặng yên có thể mang đến sự trầm tĩnh, thanh bình, và cái
nhìn khách quan mà những học sinh này đang tìm kiếm để sắp xếp lại cuộc sống
của mình. Thành ngữ Swahili có nói “Sự yên lặng tạo ra thanh bình”, và “thanh
bình mang đến sự an lành”.

Những khoảng ngắn ngẫm nghĩ trong thinh lặng cho phép chúng ta “sàng

lọc” và “sắp xếp” cảm xúc, suy nghĩ, và cảm giác của mình. Khi “chứng kiến”
trạng thái cảm xúc của mình, ta có thể tìm được sự cân bằng, vốn là một điều
kiện tiên quyết cho các năng lực xúc cảm và xã hội cần thiết trong việc học hỏi.

Tình trạng mất khả năng “tập trung” đã trở thành một triệu chứng chung

của học sinh hiện nay, làm suy yếu khả năng học hành của các em trong bất kỳ
môn học nào, vì thế, các phương pháp làm tăng “khả năng tập trung” là cấp thiết.
Sự yên lặng, biệt lập, tĩnh tại và các bài tập thở và thả lỏng cơ là phương thức để
nâng cao các năng lực này. Ðường lối thực hành có thể đơn giản như dành ra
một phút yên lặng hoặc nghe nhạc êm dịu mỗi khi bắt đầu tiết học.

Trong “Hiệu ứng Mozart”, Don Campell viện dẫn nghiên cứu cho thấy

một loại nhạc nhất định thậm chí có thể giúp trẻ mắc chứng rối loạn thiếu tập
trung (attention-deficit disorder – ADD) và rối loạn thiếu tập trung kết hợp tăng
động (attention-deficit disorder with hyperactivity – ADHD) thay đổi mô thức
sóng não và cho thấy “sự cải thiện mức tập trung và kiểm soát tâm trạng, giảm
tính bốc đồng, và cải thiện các kỹ năng xã hội”.

Trong một thế giới gồm toàn những hình ảnh điện tử được tạo sẵn, nhịp

sống nhanh và rất kích thích, thì đối với nhiều học sinh, sự yên lặng sẽ cung cấp
mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng thoải mái phát huy.

Hiện nay ngày càng nhiều nhà nghiên cứu tiến hành khám phá sự mở

mang trí não khi “không có gì xảy ra” trong lớp học. “Khoảng lặng” từng bị cho
là thời gian phí phạm, giờ đây được xem như một cơ hội to lớn để củng cố kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.