VỀ THĂM QUÊ CỦA LALE, THÁNG SÁU NĂM 2018
Một trong những điều ngạc nhiên nhất ở chuyến đi đến Auschwitz là được
gặp một nhóm đến từ Krompachy, quê của Lale – họ đến gặp tôi sau khi tôi
liên lạc với Richard Bartko, một người Úc sinh ra ở thị trấn đó. Họ tha thiết
mời tôi đến thăm họ ở Krompachy để xem nơi Lale lớn lên. Và trong chuyến
đi châu Âu tiếp theo, sau khi đã quảng bá quyển sách của tôi ở thủ đô
Bratislava của Slovakia, tôi đã đi thăm họ.
Khi biên tập viên của tôi và tôi lái xe từ khách sạn đến sân ga Bratislava,
tôi nhìn ra những con đường chúng tôi đi qua, mỉm cười thầm nghĩ: Lale và
Gita ắt hẳn đã đi trên con đường này. Tay trong tay, mắt ông không khi nào
rời bà, khi họ về nhà sau khi đi gặp bạn bè, đi ăn tối. Ở chỗ này, ngay lúc
này, họ đã bước đi.
Khi xe dừng ở ga tàu, tôi có cảm giác như mình đi ngược thời gian, mặt
tiền đó có lẽ vẫn giống như hồi Lale đến đây mỗi ngày để hỏi những hành
khách nữ xuống tàu, “Cô có biết Gita không? Cô có ở Birkenau không?”
Angela và tôi uống cà phê trong một tiệm ăn nhỏ chắc đã không thay đổi
gì suốt mấy chục năm qua. Giấy dán tường bằng vàng lá, bàn ghế, mấy cái
bục cũng đều khoác một lớp áo màu thời gian. Khi chúng tôi đi dọc sân ga
tìm toa tàu sẽ đưa chúng tôi đến Krompachy, tôi tưởng tượng ra một thanh
niên sải bước dọc con đường hợp này, nhìn vào trong cửa sổ những con tàu
mới đến. Tôi cảm giác mình gần ông quá đỗi.
Khi tàu rời sân ga tôi nhìn ra những cánh đồng, biết rằng ông cũng đã
ngắm cảnh này khi trở về Bratislava. Một người sống sót.
Khi tàu đến ga Spišská Nová Ves, một giọng quen thuộc cất lên, “Cô
Morris, cô Morris”. Tôi nhìn thấy khuôn mặt điển trai của Pali Rabatin đang
mỉm cười. Cậu là một trong những người dân Krompachy đã đến gặp tôi ở
Auschwitz sáu tuần trước đó.
Thật tuyệt khi gặp lại cậu và tất cả những cảm xúc về khoảng thời gian
tuyệt vời với hai mươi tư người khác ùa về trong tâm trí tôi. Sau khi chào