thẳng, bắt đầu chu kỳ đau của tôi, căng thẳng hơn, đau hơn... Nếu nguyên
nhân là xung đột tâm lý không được giải quyết, tôi để ý thấy phần lớn thời
gian tôi không thực sự giải quyết để đau nhức qua đi, mà thay vào đó tôi chỉ
nhận biết rằng đó là nguyên nhân gây đau cho tôi. Nhưng giờ thì tôi thấy
rồi, tôi nhắm tới giải quyết mọi thứ nhanh hơn trước đây.
Tôi rất ngạc nhiên và hạnh phúc vì khả năng xoay chuyển một cơn co thắt
thành dấu hiệu của cái gì đó làm phiền tôi (cảm xúc hay tinh thần) và sau đó
cơn đau tan biến hoàn toàn chỉ trong một phút hoặc ít hơn.
Tôi mất bốn tháng để kiểm soát được quá trình và mất khoảng chưa đến
một năm là tôi đã có thể nói với bạn bè và gia đình, 'vâng, cuối cùng thì
lưng tôi đã được chữa khỏi. Tôi thoát khỏi đau đớn!'
Cùng lúc lưng tôi khỏi đau, thì mọi phần khác trên cơ thể tôi nói tới trước
đây cũng không đau nữa. Cuối cùng thì tôi đã có thể làm việc và vui chơi trở
lại, cái tôi đã không làm được suốt bảy năm qua. Nhẹ nhõm biết bao!
Tôi sẽ luôn luôn biết ơn ông, bác sĩ Sarno, về dũng khí và sự tử tếông đã
làm suốt hơn 20 năm qua - giúp mọi người hoàn toàn thoát khỏi đau đớn.
Cảm ơn ông."
Lịch sử cổ đại
Phần lớn chúng ta khi đọc những dòng trên lần đầu sẽ cho đây là một ý
tưởng mới. Nhầm rồi! Bác sĩ Sarno chỉ ra chính Hippocrat, 2500 năm trước,
đã khuyên bệnh nhân hen suyễn của ông hãy cảnh giác với cơn tức giận.
"Vào cuối thế kỷ XIX, nhà thần kinh học nổi tiếng người Pháp,Jean-
Martin Charcot đã cho cuộc sống mới nguyên lý tương tác tinh thần và thể
xác, khi ông chia sẻ với thế giới y học những kinh nghiệm của ông với nhóm
bệnh nhân mắc chứng hysterics. Họ có những triệu chứng thần kinh ấn
tượng như mất cảm giác ở một cánh tay hoặc chân mà không có dấu hiệu
nào của bệnh thần kinh. Hãy hình dung tác động lên thính giả y học khi ông
chứng minh bại liệt có thể biến mất khi bệnh nhân bị thôi miên! Người ta