[2] Lý Thanh Chiếu (1084 – mất khoảng năm 1151), hiệu Dị An cư sĩ, là
nữ tác gia chuyên sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống, (Trung Quốc). Theo
đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ Đường, thì bà là nữ thi nhân bậc nhất Trung
Hoa là một nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa.
Chu Thục Chân: Nữ từ nhân nổi tiếng thời Tống, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ,
được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi,
đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm
tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền,
nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.
Có lẽ bởi vì Hiểu Phỉ, có lẽ bởi vì lòng đã chết lặng, nên tôi không có
chút cảm giác đau lòng nào, chỉ nghĩ đơn giản, Trương Tuấn là người
không thể chịu đựng được sự cô đơn, nữ sinh bên cạnh cậu luôn đến rồi đi,
cô gái này không biết có thể kiên trì bao lâu đây?
Tôi bắt đầu cố gắng tìm đọc những truyện trinh thám của Agatha
Christie, [3] trong những câu chuyện của bà, tôi cũng lần mò theo dấu vết,
tìm kiếm hung thủ. Vì Tiểu Ba đang vất vả chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học
nên anh rất ít đến quán karaoke, vì vậy tôi cũng không đến đó nữa, mỗi
ngày sau khi tan học, nếu không về nhà thì tôi sẽ vào thư viện.
[3] Agatha Mary Clarissa, Lady Mallowan, (15 tháng 9 năm 1890 – 12
tháng 1 năm 1976), thường được biết đến với tên Agatha Christie, là một
nhà văn trinh thám người Anh còn viết tiểu thuyết lãng mạn với bút danh
Mary Westmacott, nhưng vẫn được nhớ đến hơn cả với bút danh Agatha
Christie và 66 tiểu thuyết trinh thám. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng,
Hercule Poirot và Bà Marple (Miss Marple), Christie được coi là “Nữ
hoàng trinh thám” (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan
trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.
Cuộc sống vô cùng bình tĩnh, mà bình tĩnh của tôi ở trong mắt Quan Hà
lại là cam chịu, cô ấy nỗ lực đến gần tôi, nhưng vì Hiểu Phỉ, tôi đã khóa trái