Đề tài khoa học mà Bích Thuý theo đuổi và cũng là luận văn Tiến sĩ của
chị (năm 1996) là con tôm hùm, một đặc sản biển miền Trung, “ông
Hoàng” của các loài thuỷ tộc. Kể với tôi về những ước mơ khoa học của
mình, Bích Thuý vẫn không giấu nổi niềm đam mê:
- Cho tới bây giờ tôi vẫn ao ước được tiếp tục đề tài về con tôm hùm.
Nhất định phải tìm được phương pháp cho tôm hùm sinh sản nhân tạo chứ
không thể để dân phải ra biển lùng bắt từng con giống non như mò kim đáy
biển thế kia.
Trên đường từ Nha Trang ra Tuy Hoà, chị Thuý bảo dừng xe bên vịnh
Xuân Đài, chỉ cho tôi những chiếc thuyền đang đánh bắt tôm hùm con và
những lồng nuôi tôm hùm trong vịnh.
- Con tôm hùm non trong suốt, ngộ lắm anh ạ. Một con cỡ chừng ngón
tay út hiện bán từ 50 đến 100 ngàn. Trong các món thuỷ đặc sản, có lẽ giá
tôm hùn đắt nhất! Cán bộ chúng ta làm sao dám ăn một ký tôm hùm với giá
400-500 ngàn đồng?
- Sao chị không tiếp tục theo đuổi đề tài con tôm hùm mà lại chuyển qua
con ghẹ?
- Cho tôm hùm đẻ nhân tạo vẫn còn đang là một bài toán hắc búa cho các
nhà khoa học thế giới. Phải đầu tư nhiều trang thiết bị tốn kém. Phải có
nhiều tiền… Đó chính là lý do khiến tôi phải chuyển đề tài sang con ghẹ
xanh (Portunus pelagicus). Chúng tôi mới bắt đầu từ cuối năm 2001 với ý
tưởng tìm một loài thay thế cho vùng nuôi tôm sú bị ô nhiễm, tạo cơ hội
xoá đói giảm nghèo cho ngư dân vùng bãi ngang ven biển. Chúng tôi đã
cho nở thành công lứa ghẹ đầu vào cuối năm 2002, đã cung cấp hơn mười
vạn con giống cho các cơ sở nuôi thử nghiệm ở Phan Rang và Tuy Hoà.
Ban đầu cứ nghĩ rằng đây là loại thuỷ sản dễ kiếm, rẻ tiền, nhưng thực ra
không đúng như mọi người tưởng. Nếu sản xuất được ghẹ thương phẩm,
tức là mỗi năm chúng ta có hàng chục ngàn tấn sản phẩm, lợi nhuận thu
được sẽ không nhỏ.
- Giá ghẹ hiện nay quá thấp, chỉ chừng hai mươi ngàn đồng một ký - Tôi
nói và bỗng nhớ đến những rổ ghẹ luộc đỏ au mà những người dân Sầm