Sơn, Đồ Sơn, Cửa Lò vẫn quẩy bán dọc bãi tắm. Sau một hồi bơi lặn, nhảy
sóng, mấy cặp bạn rủ nhau lên ghế dù làm cầu bia lạnh với đĩa ghẹ luộc
chấm muối tiêu, còn thú nào bằng…
- Đó là ghẹ khai thác tự nhiên - Tiến sĩ Thuý khoát tay - Muốn làm hàng
xuất khẩu thu ngoại tệ phải cần có những sản xuất xuất ghẹ tập trung, mỗi
mùa vụ thu hàng ngàn tấn. Có một mặt hàng đang được nhiều nước ưa
chuộng, đó là ghẹ lột. Nếu như ghẹ thường chỉ bán được mươi lăm, hai
mươi ngàn một ký thì ghẹ lột giá có thể gấp ba, bốn lần, tới 80.000 đồng
một ký. Muốn có ghẹ lột thương phẩm, phải có ghẹ đại trà. Con ghẹ dễ
nuôi và đầu tư rẻ hơn con tôm sú rất nhiều, lại… có thể nuôi ở các đìa tôm
bỏ hoang. Một vụ ghẹ chỉ cần ba tháng. Nêu chăm sóc tốt có thể cho sản
lượng tới ba, bốn tấn một héc ta. Nếu biến hết số ghẹ thu hoạch thành ghẹ
lột, ta sẽ có nguồn thu chẳng kém gì tôm sú…
- Vấn đề là từ con ghẹ thường, làm thế nào để biến chúng thành con ghẹ
lột? - Tôi phân vân.
- Bài toán này đã có lời giải rồi anh ạ. Lát nữa ra Sông Cầu, tôi sẽ giới
thiệu với anh những chuyên gia về ghẹ lột.
*
Quả nhiên, như để chứng minh cho “học thuyết” về con ghẹ xanh của bà
Tiến sĩ cua ghẹ, sáng ấy ở đầu cầu Bình Phú, chiếc cầu thế kỷ nối Phú Yên
với Quy Nhơn tránh không phải vượt đèo Cù Mông, chiếc cầu làm đổi đời
người dân xã Xuân Hoà ngàn đời ốc đảo, tôi đã gặp Hai Bông, chuyên gia
hàng đầu của huyện Sông Cầu về con ghẹ lột. Chiếc quán tuềnh toàng của
vợ chồng Hai Bông bên Quốc lộ 1 thực chất là nơi thu mua ghẹ và các hải
đặc sản. Mỗi sáng, thuyền đánh cá bắt ghẹ dọc đầm Cù Mông đưa ghẹ đến
bán xô cho chị hai. Bằng con mắt nhà nghề, Hai Bông nhận ra ngay những
con ghẹ cốm sắp đến kỳ lột. Lập tức chúng được nhốt vào những cái lồng
nhựa, to chừng 2 tô phở úp lại rồi dòng dây thả xuống đầm nuôi riêng.
- Đây nè. Những con cốm này chỉ đêm nay sẽ lột - Hai Bông dẫn tôi ra
bè, kéo những lồng nhựa nhốt ghẹ lên - Cua ghẹ thuộc loài giáp xác, tức là
mỗi lần lớn nó phải lột bỏ xác cũ. Ghẹ con, sau khi nở hai, ba ngày là lột