16/12/2002, hai chị em Hồ Thị Kim Thoại, Hồ Thị Xuân Lan quê ở Tây
Ninh đã rủ nhau bỏ trốn tại Hirosima và Ibaraghi. Tình hình này, nếu không
có biện pháp ngăn chặn, sẽ dẫn tới sự bỏ trốn dây chuyền không kiểm soát
nổi.
- Ta phải nên bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề - Tôi nói - Trong việc này,
trách nhiệm trước hết thuộc về các doanh ngiệp xuất khẩu lao động. Không
ít các doanh nghiệp mang con bỏ chợ. Rồi điều kiện lao động nghiệt nghã.
Lương bổng quá bèo. Họ trốn để tìm một công việc và thu nhập thích hợp
hơn. Đó cũng là cái lẽ công bằng…
Những phản biện của tôi bỗng làm Trịnh Vĩnh Hội đỏ bừng mặt. Tôi biết
anh đang giận tôi lắm. Mãi sau anh mới thở dài và bảo:
- Tôi tưởng những người như ông phải rất am hiểu tính cách lớp trẻ bây
giờ. Có ai lừa họ sang nước ngoài đâu? Chính họ tự nguyện xin đi xuất
khẩu. Bố mẹ ho vay giật thế chấp tài sản cho họ đi. Lương ở Nhật Bản có
thể tối bảy, tám triệu. Ở Malaysia là ba, bốn triệu một tháng, gấp hàng chục
lần thu nhập ở quê. Vậy mà một số đâm phá bĩnh, chây lười, bỏ trốn để đi
buôn, làm ăn phi pháp… Họ quen thói coi thường kỷ cương phép nước,
làm ô danh quốc thể. Tôi đi nước ngoài nhiều và chịu không ít đau đớn.
Những năm trước đây, cái thời “nạn đầu đen” như một bệnh dịch ở Đông
Âu, tôi từng chịu cảnh người ta nhìn hộ chiếu mình, bĩu môi tỏ vẻ khó chịu.
Nhiều lần, họ liếc thấy hộ chiếu vội lảng không ngồi cùng ghế. Mẹ nó, vơ
đũa cả nắm, ức không chịu được. Nghe nói giáo sư Trần Quốc Vượng và
một vài nhà văn hoá đang có ý định viết một cuốn sách về tính xấu của
người Việt mình để răn con cháu, tôi thấy rất nên. Ở Malaysia, một thị
trường lao động vừa khai thông đầy hứa hẹn, vậy mà những người Việt
sống lâu năm ở đó đang móc nối lôi kéo công nhân ta mới sang làm ở các
nhà máy ra ngoài làm cho giới chủ người Hoa. Nguy hại hơn là nhiều thanh
niên khi làm được khoảng bốn triệu một tháng là chây lười, tìm cách lãn
công, rủ nhau rượu chè, cờ bạc…
Để chứng minh những điều anh nói, Trịnh Vĩnh Hội kéo tôi về cơ quan
anh, cho tôi xem một báo cáo khẩn gửi Văn phòng Chính phủ và các Bộ