Thuỷ kể, có hai phụ nữ khi xuống sân bay Nội Bài rồi, không muốn về quê
vì sợ chồng đuổi, vì không có tiền trả nợ, vì xấu hổ với hàng xóm. Có một
cô gái tên Ng. sang làm “gái bán hoa”, bị đuổi về, lại làm giả hộ chiếu sang
lại…
Mỗi tuần có bao nhiêu chuyến bay như thế? Ngược chiều với hàng ngàn
người lao động Việt Nam đi xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Malaysia… là hàng trăm người bị trả lại, bị huỷ hợp đồng trước thời
hạn vì vạ lây và liên đới…
*
Những ngày tiếp theo, tôi như bị hút vào cái công việc vốn rất xa lạ với
mình, là việc xuất khẩu sức người.
Hoá ra đây là một công nghệ, thậm chí một công nghệ thu ngoại tệ đáng
kể đối với những quốc gia nhân mãn và thu nhập đầu người thấp, một
ngành công nghệ theo như Trịnh Vĩnh Hội nói là chỉ cần dựa vào chính
sách và sức lao động hiện hữu. Những năm 60, 70 Hàn Quốc đã tích luỹ
quốc dân một phần bằng nguồn ngoại tệ do xuất khẩu lao động đem lại.
Philippin hiện có hơn sáu triệu lao động đang làm việc ở ngoài lãnh thổ, thu
một năm hơn 7 tỷ USD. Thái Lan, mỗi năm thu hơn 1 tỷ USD xuất khẩu
lao động. Riêng Trung Quốc, xuất khẩu sức người là một chiến lược quốc
gia. Họ dám chấp nhận mức lương thấp hơn 50 phần trăm so với các nước
trong khu vực. Theo anh Hội, về sức người thì Trung Quốc là vô hạn. Về
chính sách, họ có biện pháp khiến không người lao động nào dám bỏ trốn,
ấy là, nếu anh bỏ trốn, ta bắt bố mẹ anh giam ở uỷ ban xã cho đến khi anh
về (!). Xuất khẩu sức người của khu vực Đông Nam Á đang phải cạnh
tranh quyết liệt với chính sách và sức người của Trung Quốc.
Ở nước ta mỗi năm xuất khẩu lao động cũng đem về cho đất nước hơn
một tỷ USD đấy anh ạ. - Trịnh Vĩnh Hội bảo tôi - Nhưng điều quan trọng
hơn là công nghệ này góp phần xoá đói giảm nghèo, mang lại thu nhập cao
cho khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hãy làm một phép tính đơn
giản: Một công nhân đi xuất khẩu ba năm, năm đầu tiên giành để trả nợ
những chi phí cho việc học tiếng, học nghề, vé máy bay và các chi phí