khác. Hai năm sau hoàn toàn là vốn tích luỹ, trung bình cũng được một
trăm đến hai trăm triệu đồng. Vốn liếng ấy nếu không tiếp tục làm giàu lên
thì cũng thoát được cảnh nghèo. Nếu có dịp anh vào Củ Chi sẽ thấy diện
mạo của nông thôn đã thay đổ thế nào nhờ xuất khẩu lao động.
- Vâng. Đến Củ Chi, huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh tôi đã
“ngộ” ra những điều mà ‘nhà xuất khẩu lao động” Trịnh Vĩnh Hội hàng
chục năm nay kỳ công theo đuổi.
Tiếp chúng tôi ở văn phòng Uỷ ban Nhân dân xã Trung Lập Thượng là
Phó Chủ tịch Huỳnh Văn Tú. Anh Tú hồ hởi khoe:
- Ở xã tôi, không có thu nhập nào cao bằng đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài. Với số dân 10.500 người. 2.536 hộ, từ năm 1995 xã tôi đã có
gần 500 lao động xuất khẩu, trong đó cơ 256 người đi Nhật Bản, 209 người
đi Hàn Quốc, 27 người đi Đài Loan, 18 người đi Malaysia, một năm thu từ
hai đến ba tỷ đồng.
Anh Tú chỉ ngô nhà mái bằng sơn màu vàng tươi nằm bên hương lộ, đối
diện với trụ sở Uỷ ban:
- Kia, ngôi nhà của vợ chồng anh Tâm, chị Phan vừa được xây bằng tiền
của cháu Nguyễn Đức Hoà, con trai, đang lao động ở Nhật Bản gửi về.
Cháu Hoà học hết lớp 12 thi đỗ đại học, nhưng bố mẹ bệnh tật không có
tiền theo học tiếp, xã đã bố trí cho cháu đi xuất khẩu lao động. Hiện lương
tháng hơn một nghìn đô la. Năm 2002, anh Tâm vừa lĩnh 100 triệu của con
trai gửi về, liền xây ngôi nhà kia.
Từ nhà anh Tâm, chúng tôi sang khu trang trại của anh Đặng Văn Nỉ ở
ấp Ràng. Anh Nỉ đi lao động Hàn Quốc từ năm 1996, về nước năm 1999
với 260 triệu tiền vốn tích luỹ. Năm 2000 lấy vợ và xây nhà. Còn tiền, Nỉ
mua ba con bò Hà Lan, sau một năm dược thêm ba bê con. Đàn bò sáu con
giờ có giá hơn trăm triệu, một ngày cho khoảng 50 lít sữa, thu hơn
150.000đồng.
Nhìn khu trang trại và những con bò F2 Hà Lan khoang đốm đang nhẩn
nha ăn cỏ trong chuồng, tôi bỗng nhớ đến buổi trò chuyện với phó trưởng
phòng lao động huyện Củ Chi, Trần Hoàng Vũ.