Sẽ thêm một nguồn tiềm năng văn hoá cho nền công nghiệp du lịch
nhiều hứa hẹn của vùng đảo ngọc đông bắc. Biển xanh đến nao lòng, cát
trắng đến tinh khôi, mặt trời nóng ấm và không gian lịch sử - văn hoá,
những yếu tố tối ưu ấy đã mời gọi du khách bốn phương đến Minh Châu,
Quan Lạn. Tôi lại nhớ lần gặp vội vã bí thư huyện đảo Nguyễn Danh Ngọc
trước khi chúng tôi ra Quan Lạn. Anh Ngọc khoe rằng có một doanh
nghiệp nước ngoài đang đầu tư ngoài đảo Phượng Hoàng một khu du lịch
cao cấp. Sẽ có sân bay trực thăng, sân golf, hệ thống khách sạn nhà hàng
siêu sao…
Vâng. Những ý tưởng ấy là quá tuyệt vời. Nhưng là để dành cho những
ông chủ nhiều đô la. Còn những người du khách bình dân chúng ta? Bao
giờ chúng ta mới có một Ba-li của Inđônêxia, một Pattaya của Thái Lan ở
ngay Quan Lạn, Minh Châu đầy tiềm năng này?
*
Theo con đường Tình Vũ đã từng đi học, chúng tôi ngồi xe lam chạy từ
tường cấp hai Quan Lạn, dọc con đường bê tông xuyên đảo, lên Minh
Châu. Nhìn trên bản đồ, đảo Quan Lạn có hình dáng giống như nước Nhật.
Chiều dài chừng gần 20 cây số, bề ngang chừng hai - ba cây số. Minh Châu
ở phía bắc đảo, có dân số hơn một nghìn người, chỉ bằng gần một phần ba
Quan Lạn. Nếu như Quan Lạn có nghề vận tải đường biển, nghề đào sá
sùng và nghề làm ruộng, thì Mnh Châu lại sống chủ yếu bàng nghề trồng
lúa, đào sá sùng và đánh cá. Không có đình chùa to như Quan Lạn, không
sầm uất phố chợ như Quan Lạn, có lẽ nơi đây gần cửa Đối, thuộc khu quân
sự tiền tiêu, nên không tập trung cư dân nhiều.
Cơn mưa giông biển bỗng ập xuống xối xả khiến chúng tôi phải chôn
chân ở uỷ ban xã Minh Châu mấy tiếng đồng hồ. Hầu như tất cả các cán bộ
xã, từ bí thư Phạm Văn Hạnh đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Nguyễn
Tiến Lượt đều thuộc lớp đàn em Trình Văn Vũ, nên không biết gì nhiều về
anh và những trang nhật ký của anh. Rất tiếc, bố Vũ và cô giáo Nguyễn Thị
Hà, người vợ của anh đều không còn. Chị Hà sau này tục huyền với một bộ