Rõ là hào khí Đông A đến giờ vẫn còn phảng phất trên biển đảo Vân
Đồn. Dường như hào khí ấy đã thấm vào máu, hình thành nên tính cách các
trai đinh Quan Lạn, Minh Châu.
Đại tá Vũ Bệ nhớ lại:
- Ngày học cấp hai, tôi và Vũ, Vui cùng ngồi một bàn trong góc hậu cung
đình nơi dùng làm lớp học sơ tán. Vũ và Vui quê dưới Minh Châu, hàng
ngày phải đi bộ hơn chục cây số đến trường. Tình Vũ giỏi môn văn và lịch
sử. Cậu ta biết khá nhiều chuyện về đại tướng Trần Khánh Dư. Ví dụ
chuyện thời trẻ ngài đi bán than, chuyện ngài bán nón Maloi cho dân các
đảo, không biết cậu ấy đọc ở đâu.
*
Đêm đầu tiên sống ở đảo Quan Lạn, cũng là đêm hầu như tôi không ngủ.
Anh Nguyễn Mão, chủ cơ sở du lịch Nam Hải rủ tôi ra bãi biển với anh.
Cái ông Nguyễn Mão, tuổi gần lục tuần, người cao gầy, rõ biết nhiều
chuyện. Anh Mão tự nhận mình là hậu duệ của Nguyễn Hữu Chỉnh. Có thể
cụ thượng tổ nhà anh ra đảo Quan Lạn sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị sỹ
phu Bắc Hà căm ghét, hoặc giả sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Quang Trung
sai tướng Vũ Văn Nhậm giết chết.
Không ngủ được, tôi đi lang thang dọc mép biển, và ngồi trên một tảng
đá, nhìn về phía đảo Cô Tô. Tự nhiên tôi nghĩ đến đại tướng Trần Khánh
Dư. Cái đêm ngài thua trận trên sông Mang, để cho quân giặc tiến vào cửa
Vạn Kiếp, chác cũng là một đêm trăng suông, im sóng, im gió như thế này.
Hơn bảy trăm năm, vẫn trời ấy, nước ấy, đá ấy, cát ấy, có khác gì đâu? Làm
cách nào để thoát khỏi án chém đầu khi phải giải đến trước mặt thượng
hoàng? Giống như Trương Phi vũ dũng vô mưu chợt loé lên kế hiểm lừa
Tào Tháo, chắc Trần Khánh Dư cũng nhạy dựng lên khi chợt nghĩ ra kế
chặn đoàn thuyền lương của giặc. Đất địa linh, sinh nhận kiệt. Chính mảnh
đất này đã cứu thoát và làm hiển hách thêm võ công của Nhân Huệ Vương
Trần Khánh Dư?
Đang mơ màng hoài cổ, chợt có tiếng Nguyễn Mão ở phía sau: