MỘT NGÀY SÔNG GIANH
---
❊ ❖ ❊---
S
ông Gianh có tên chữ là Linh Giang. Trong sách Phủ biên tạp lục Lê
Quý Đôn gọi sông Gianh là sông Lũ Đăng:… “Sông dài của châu (Bắc Bố
Chính) thì có một dòng từ xã Kim Lũ, Thanh Lãng huyện Hương Sơn, chảy
qua Tuần Bồi mà xuống Lũ Đăng rồi ra cửa biển Đại Linh, lại một dòng từ
chân núi Thời Mại, chảy xuống xã Kim Minh, gọi là sông Son, đến của Hác
hợp với ông Lũ Đăng cùng chảy ra cửa Đại Linh, nguồn sông xa mà rộng”.
Thi hào Nguyễn Du khi qua sông Gianh, đã từng viết những dòng thơ
cảm khái:
… Nhất vọng tân nhai thông cự hải
Lịch triều cương giới tại trung lưu
Tam quân cưu bích phi hồng diệp
Bách chiến tàn hài ngoạ lục vu…”
(Đỗ Linh Giang)
(... Bến liền mặt bể xa tầm mắt
Cõi vạch lòng sông đã mấy đời
Luỹ cổ ba quân tầng lá rụng
Đất hoang trăm trận đống xương vùi...)
(Trên sông Linh - Nguyễn Văn Tú dịch thơ)
Cái tên sông Gianh không biết có từ bao giờ? Sách Ô Châu cận lục của
Dương Văn An viết giữa thế kỷ XVI, nói khá kỹ về vùng Thuận - Quảng.
Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lục năm 1776, và Nguyễn Du (1765-1820)
viết bài thơ Đỗ Linh Giang có lẽ trong thời gian ông vào Huế và làm quan
ở Quảng Bình, khoảng cuối thế kỷ XVIII. Cả ba tác giả ấy cùng chưa thấy
nói tới sông Gianh. Cuốn sách nói đến sông Gianh sớm nhất có lẽ là bộ sử
thi Nam triều công nghiệp diễn chí của Bảng Trung Nguyễn Khoa Chiêm
viết năm 1719. Xét về góc độ tiểu thuyết lịch sử, thì đây là một bộ tiểu