của lực lượng hải quân non trẻ chúng ta. Tàu chiến, pháo hạm Mỹ giăng
kín ngoài biển. Máy bay Mỹ từng đàn gầm rú trên không. Sông Gianh ngầu
đục, sục sôi những cột nước của đạn pháo, rốc két. Vậy mà những chiếc hải
thuyền nhỏ bé của chúng ta vẫn kiên cường như những pháo đài di động,
lúc ẩn lúc hiện dọc hai bờ sông Gianh, xối đạn lên trời, bắn rụng máy bay
Mỹ… Sông Gianh bước vào cuộc chiến đầu tien, và suốt mười năm sau
luôn là lát cắt nóng bỏng nhất trên thân mình nước Việt.
Đi ngược dòng sông Gianh, rồi rẽ vào sông Son, một phụ lưu của sông
Gianh, du khách sẽ gặp động Phong Nha, một kỳ quan độc đáo nhất của
Việt Nam mà chúng ta hầu như chưa khai thác. Nhưng trước khi đến động
Phong Nha, hẳn mọi người sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra một bến
phà Xuân Sơn khuất nẻo dường như đã bị bỏ quên. Đây chính là một xung
điểm của con đường mòn Hồ Chí Minh mà cột mốc số Không mới được
dựng lại ở ngã ba Tân Kỳ, Nghệ An. Người anh hùng Nguyễn Viết Xuân
với câu nói nổi tiếng: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn”, ai ngờ lại lập
chiến công chính ở trận địa pháo bảo vệ bến phà Xuân Sơn này. Những
năm tháng ấy, khẩu hiệu của Nguyễn Viết Xuân cũng chính là hào khí của
của cả vùng sông Gianh, sông Son. Đến Phong Nha bây giờ, dấu vết của
hàng tấn bom đạn Mỹ phóng xuống làm sạt một góc cửa động vẫn còn
nguyên. Cánh cửa động như một tấm đá phẳng khổng lồ, nứt một vòm hang
cho con sông ngầm Phong Nha chảy ra, vậy mà rốckét Mỹ vẫn rình rập
phóng tới làm nham nhở cả kỳ quan thiên nhiên này.
Phong Nha, chính là nguồn mạch của sông Gianh. Thời chống Mỹ không
có du khách nào đến Phong Nha, chỉ có những chiến sĩ công binh. Chính ở
cửa động bây giờ, một đại đội công binh mười tám chàng trai đã bị đạn
pháo Mỹ giết hại. Cho đến nay, ngoài đoàn khảo sát hang động của Hoàng
gia Anh, có lẽ chỉ những người lính công binh thời chống Mỹ mới sống
nhiều ngày và đi sâu nhất vào con sông ngầm Phong Nha.
*
Tôi đi trượt qua sông Gianh đã bao lần, khi thì bằng đường sắt, khi thì
bằng đường không. Đến bây giờ, lần đầu tiên tôi mới đến sông Gianh bằng