Nguyễn Thị Kim Huế, Trần Chí Thành, Võ Xuân Khuể, cả bốn đều là dân
Quảng Trạch.
Tôi ngỏ ý nhờ Hoá giúp tôi tìm gặp một người anh hùng của sông Gianh
thời ấy. Anh Hoá bảo:
- Anh Võ Xuân Khuể, Phó giám đốc Phà Gianh - Quán Hầu, kiêm trưởng
bến Phà Gianh, chính là người của sông Gianh hiện vẫn còn gắn bó với
dòng sông này đó. Gặp anh Khuể, chắc sẽ có nhiều chuyện lý thú.
*
Quả tình, Võ Xuân Khuể là người khá lý thú về mặt tính cách. Năm
mươi tuổi, dáng cao lớn, chắc đậm, bộ râu mép đen ánh trông vừa ngang
tàng, vừa hảo hớn.
Trong số hơn một trăm thợ phà sông Gianh hôm nay, Võ Xuân Khuể, là
người có thâm niên với phà Gianh, với sông Gianh lâu nhất. Anh sinh ở
Quảng Trung, cùng quê với ông Đồng Sĩ Nguyên, nhưng từ năm lên tám đã
theo mẹ về sống ở La Hà - Quảng Văn, một xã cù lao nằm giữa sông
Gianh. Lớn lên bên sông nước năm hai mươi tuổi vào bộ đội, chiến đấu
ngay trên dòng ông quê hương, thuộc đơn vị công binh cầu phà. Suốt
những năm chiến tranh ác liệt, không biết đã bao lần Khuể cùng đồng đội
lai dắt người, xe, đạn pháo qua sông. Là thợ máy lái ca nô, đương nhiên
phải lãnh nhiệm vụ rà phá thuỷ lôi, phải đối mặt với pháo hạm từ ngoài
biển và máy bay phóng rốckét từ trên trời. Trong bẩy lần Khuể rà phá thuỷ
lôi mở đường máu cho người, xe vượt sông, có một lần anh tưởng đã bị
chết chìm giữa sông Gianh. Lần ấy rốckét từ máy bay địch bắn xả xuống
canô, trung đội có 15 người, 4 người hy sinh, 5 người bị thương nặng.
Đáng nhớ nhất là ngày anh đi lấy phà ngoài sông Ròn năm 1968. Chỉ có hai
mươi cây số đường biển từ sông Gianh ra sông Ròn mà tưởng chừng như
phải vượt hàng trăm thiên la địa võng. Hạm đội Mỹ lúc nào cũng rình rập
ngoài cửa sông. Thuỷ lôi thả dày đặc. Pháo hạm, rồi bom, rốc két từ máy
bay Mỹ phóng xuống bất cứ lúc nào. Trước khi tổ ba người của Khuể đưa
ca nô lên đường, chi bộ đã kết nạp anh và làm lễ truy điệu trước cho cả tổ.
Đón trước cái chết, vậy mà Khuể, Tuý, và Triệu, những người con của sông