Trong thời gian ở Vũng Tàu, tình cờ Đĩ Chu gặp Đào Quỳ, bạn cùng
chiến đấu ở chiến trường. Số Quỳ hên. Vào chiến trường chưa được hai
năm thì được điều ra Bắc học văn hoá, rồi sang Rumania học ngành Dầu
khí. Năm 1980 vào khai thác mỏ dầu ở Vũng Tàu. Đang làm ở Liên doanh
Dầu khi Việt Xô, lương hơn ba ngàn đô la, gần bằng lương chuyên gia, đột
nhiên năm 2000 Quỳ xin nghỉ việc, mua đất ngoài bãi Thuỳ Vân xây Hotel
Seanght (khách sạn Biển Đêm)
Từ trận đánh thành cổ Quảng Trị năm 1972, tròn ba mươi năm, không
ngờ lại gặp mày ở Vũng Tàu. Hoá ra trái đất tròn thật, ha ha… - Đào Quỳ
ôm ghì Đĩ Chu đến nghẹt thở, rồi đẩy anh ra, ngắm nhìn thật lâu cái thân
hình đen chắc như một lõi cây xông khói, rồi gật gù - Nhưng mà cậu sống
có lý hơn tớ. Cậu luôn sống gần thiên nhiên, không mắc vào vòng bon
chen, thớ lợ. Ba mươi năm rồi mà vừa thoáng gặp tớ nhận ra liền…
Đĩ Chu cười, một nụ cười gần như mếu vì không ngờ ông bạn béo tốt,
sang trọng như một đại gia ở cái xứ sở ăn chơi này lại đối xử với anh thân
tình, suồng sã bạn bè đến thế.
- Mình già rồi. đi đâu bọn trẻ cũng gọi là bác - Đĩ Chu vừa nói vừa đưa
mắt nhìn mấy cô tiếp viên khách sạn, váy ngắn ngang đùi non, đang túm
tụm cười khúc khích, có vẻ như họ đang bàn tán về anh.
- Bác hay anh không thành vấn đề. Tôi với ông cùng “năm sọi”, nhưng
trông ông còn phong độ lắm. Tớ vừa đọc cuốn tiểu thuyết “Gia phả của
đất” viết về quê mình. Có một đoạn tác giả tả một anh nông dân tên Thiết
ra tỉnh, được người ta đãi một chầu mát xa. Để tớ đọc hầu cậu bài thơ trong
đoạn tả Thiết chuẩn bị đi nhà hàng thư giãn nhé:
“Trông xa tưởng bác đã già
Lại gần chỉ đáng gọi là chú thôi
Cầm tay, đích thị anh rồi
Ngả lưng nằm xuống là tôi với mình”.
- Cậu có hiểu bài thơ ấy nói gì không?
Thấy mặt Đĩ Chu nghệt ra, Quỳ cười ngặt nghẽo, rồi giảng giải: