THÔN QUÊ LIỆT TRUYỆN - Trang 89

- So với mấy làng Chuôn thì Đồng Vinh vẫn không thấm tháp gì. Làng

tôi, những ai có máu mặt, có tay nghề đều muốn vào Sài Gòn mở xưởng.
Ngay như ba thằng con tôi, chúng cũng dắt díu vợ con vào Sài Gòn từ dăm
năm nay. Thanh niên bây giờ nó nhạy bén, có trí làm ăn lớn. Sau khi xuất
ngũ về, cả ba thằng cháu nhà tôi đều sang làng Chuôn học nghề khảm trai.
Bây giờ cả ba đều có nhà cửa đàng hoàng trong đó. Mỗi năm trừ mọi
khoản, mỗi đứa cũng lãi được dăm chục triệu. Đứa khá nhất đã tự mua vài
trăm mét đất, xây dựng nhà ba tầng. Đứa kém cũng thuê được đất dựng
xưởng, thu hút tới ba, bốn chục thợ. Làng Đồng Vinh tôi nhỏ nhất xã, chỉ
hơn ba trăm hộ, 1.400 dân mà hiện giờ đã có hơn trăm thợ khảm trai trong
Sài Gòn...

Câu chuyện của ông Lượng khiến tôi bất ngờ. Tưởng tôi còn hoài nghi,

ông Lượng bèn dẫn tôi đến nhà chủ tịch xã Trịnh Xuân Tịnh.

Mặc dù ông Lượng đã giới thiệu tôi là người quen biết, bố tôi với bố ông

Lượng từng là bạn với nhau ngày xưa, tôi lại là một nhà báo từng viết nhiều
về nông thôn, nhưng ông chủ tịch xã vẫn nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi bảo:

- Đài báo đang ầm lên về vụ Năm Cam. Nhà báo các ông có kẻ cũng

Maphia lắm. Ông có giấy giới thiệu của tỉnh của huyện không?

Biết là đang gặp một cán bộ xã, loại mẫu người mà Nam Cao từng tả

trong truyện ngắn "Đôi mắt", tôi bèn trịnh trọng trình ông tấm thẻ nhà báo.
Ông chủ tịch nheo mắt, nhìn rất lâu vào chữ ký và tên người cấp thẻ, rồi
bảo:

- May là thẻ này không thuộc diện thu hồi như thông báo của Hội Nhà

báo gần đây. Ông Thứ trưởngBộ Văn hoá Thông tin ký thì được.

- Báo cáo anh, tôi là một nhà báo ngẫu hứng - Tôi đã bắt đầu thấy nóng

mặt vì chạm tự ái nghề nghiệp - Thấy nói xã ta làm ăn giỏi, ghé thăm chơi.
Nếu các anh không tạo điều kiện cho tôi thâm nhập thực tế thì đành cáo
từ...

Chủ tịch xã cười dàn hoà:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.