C
Chương 02. Vượt qua nỗi sợ đàm phán
hìa khóa để có được một thỏa thuận tốt hơn đơn giản là đưa
ra đề nghị. Hãy đề nghị một mức giá thấp hơn hoặc một
điều kiện tốt hơn. Đề nghị sửa đổi và thay đổi thỏa thuận.
Đề nghị có khoản bổ sung kèm theo, được giảm giá, ưu đãi, hưởng
các sản phẩm phụ hay dịch vụ đi kèm như một phần của thỏa thuận
chung. Hãy đưa ra đề nghị một cách vui vẻ với niềm hi vọng, sự tự
tin và thái độ nhã nhặn. Hãy kiên quyết nếu bạn tin rằng điều đó
sẽ có lợi cho bản thân mình. Luôn đề nghị một cách dứt khoát và rõ
ràng điều bạn muốn. Luôn đặt ra câu hỏi tại sao. Tương lai thuộc
về những người tự tin và mạnh dạn yêu cầu những gì mình muốn.
Vậy tại sao lại có quá ít người đòi hỏi những gì họ muốn? Đối với
nhiều người trong chúng ta, lý do đơn giản bắt nguồn từ thời ấu
thơ. Nó bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối, vốn là kết quả từ những
trận la rầy hoặc thiếu vắng tình thương từ những người xung
quanh từ khi còn nhỏ. Trong giai đoạn hình thành nhân cách, khi
không được nuôi dưỡng trong một môi trường đủ đầy, trẻ em lớn lên
thiếu sự tự tôn cũng như niềm tin vào chính mình. Chúng thường
không cảm thấy mình xứng đáng có được một thỏa thuận tốt hơn so
với những gì được đưa ra.
Nỗi sợ bị từ chối có thể gây trở ngại trong suốt quãng đời trưởng
thành của con trẻ. Chúng thường sẽ chấp nhận các thỏa thuận, điều
kiện làm việc, mức giá – cả mua lẫn bán – không có lợi như đáng lẽ có
thể đạt được, chỉ vì sợ đối phương nói không.
Bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách hành động ngược lại.
Nếu sợ bị từ chối và thường sẽ thụ động chấp nhận các điều
khoản và điều kiện được đưa ra, bạn có thể vượt qua nó bằng cách