THUẬT ĐÀM PHÁN - Trang 46

Hãy coi chừng cảm giác cấp thiết!

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất khi tính toán thời cơ đàm phán lại

liên quan đến cảm giác. Bạn càng khao khát đàm phán, lợi thế của
bạn càng suy yếu. Những nhân viên và nhà đàm phán giỏi thường sử
dụng mọi phương tiện có thể để tạo ra cảm giác cấp thiết nhằm
làm suy yếu khả năng đàm phán hiệu quả của khách hàng.

“Nếu chúng ta không thể thỏa thuận hôm nay, tôi e là các vị sẽ

không có được mức giá thấp như thế này bởi toàn bộ các mức giá sẽ
thay đổi vào sáng mai,” đó là một mẹo hay của các nhân viên bán
hàng. Hoặc “chúng tôi có chương trình khuyến mại đặc biệt cho
riêng sản phẩm này, nhưng nó sẽ kết thúc vào 5 giờ chiều nay. Sau
đó, mức giá sẽ trở lại như cũ.”

Để đối phó với chiêu này, khi được yêu cầu đưa ra quyết định

ngay lập tức, nếu không bạn sẽ mất một điều khoản hoặc điều
kiện đặc biệt, hãy đáp lại đơn giản rằng: “Nếu phải ra quyết định
ngay lập tức, tôi nghĩ là tôi sẽ từ chối. Nhưng nếu có cơ hội suy xét
kỹ lưỡng đề nghị của anh, tôi rất có thể sẽ đồng ý.”

Trong giai đoạn đầu của lịch sử nước Mỹ, các đội cứu hỏa thuộc

quyền sở hữu của tư nhân và họ chủ yếu là các tiệm giàu có trong
vùng. Khi có nhà cháy, chủ nhà sẽ nhờ người chạy đến trạm cứu hỏa
đề nghị cứu giúp càng nhanh càng tốt. Khi xe cứu hỏa đến, chủ xe
cứu hỏa sẽ thương lượng với chủ nhà mức phí dập lửa. Như bạn có thể
hình dung, chủ nhà lúc đó không ở vào vị thế có thể đàm phán có lợi
cho mình. Chính bởi sự thiếu công bằng như thế nên về sau tất
cả các trạm cứu hỏa đều do thành phố sở hữu và quản lý.

Đừng vội vàng ra quyết định

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.