Biết mình đang thỏa thuận điều gì?
Điều mà đối phương mong muốn đạt được từ cuộc đàm phán
này là gì? Từ đó, hãy nỗ lực hết sức có thể đồng thời xem xét hạn
mức tối thiểu và tối đa của đối phương.
Cách đây không lâu, tôi có một cuộc đàm phán thuê văn phòng.
Khi phân tích trước đàm phán sau khi đã tìm hiểu thông tin, tôi phát
hiện ra rằng người chủ chỉ có thể cho thuê khu văn phòng đó với
những điều khoản và điều kiện nhất định. Anh ta phải đạt được
một khoản nhất định trong hợp đồng thuê, nếu không ngân hàng
giữ thế chấp sẽ không thông qua hợp đồng thuê đó. Với thông tin
này, tôi biết điều cần nhất với người chủ này nằm trong khoảng
giới hạn cụ thể nào.
Người chủ có thể thương thảo nhiều yếu tố trong hợp đồng
thuê. Nhưng số tiền thuê cơ bản lại do bên giữ thế chấp kiểm
soát. Tôi có thể thảo luận về số tiền khấu trừ, về không gian giữ
xe, v.v... với người chủ, nhưng tiền thuê phải đạt con số tối thiểu.
Nếu không hợp đồng sẽ không được thông qua.
Tôi cũng biết chủ tòa nhà đang gặp phải một số khó khăn nhất
định về tài chính và để giữ được tòa nhà, anh buộc phải cho thuê hơn
80% tòa nhà trong thời gian ngắn. Việc hiểu rõ những yêu cầu cấp
bách của chủ tòa nhà giúp tôi có thể đàm phán được hợp đồng thuê
tốt hơn, với những điều khoản có lợi về quyền sở hữu, chi phí cho
khu vực chung và khu đỗ xe cho nhân viên của mình.
Đặt mình vào vị trí của đối phương
Một trong những cách hay nhất để cải thiện kết quả của bất kỳ
cuộc đàm phán nào là tranh luận dựa trên lập trường của đối phương