Nhận thấy bản thân rất lý tính, không tin vào quan điểm của người khác một cách vô căn cứ.
Thích sự thay đổi và tự do ở mức độ nhất định, nhưng cũng vẫn cảm thấy có chút bất an.
Tuy có một số khuyết điểm về tính cách, nhưng xét về tổng thể vẫn tương đối tốt.
Trong cơ thể có sức mạnh tiềm tàng chưa được đánh thức.
Trong một số vấn đề, có yêu cầu rất nghiêm khắc đối với bản thân.
Khát vọng được người khác yêu thích, thừa nhận, nể phục mình.
Có đôi chút không thỏa mãn trong đời sống tình dục.
Liệu đọc những miêu tả kể trên, bạn có nghĩ nó đang miêu tả bạn? Tuy được liệt kê như vậy,
nhưng nó lại như thuật nắm bắt tâm lý xuyên thấu kiếp trước và kiếp này của bạn, bạn cảm thấy
nhói trong tim.
Đây chính là nguyên lý “hiệu ứng Barnum” trong tâm lý học. Nó làm sáng tỏ một hiện tượng
đáng yêu, khi con người tiến hành tự nhận thức về bản thân, khi dùng những từ ngữ rất phổ
thông để miêu tả tính cách một người, người ta thường chấp nhận nó mà không chút do dự và
nhận thấy đang nói đến chính bản thân mình.
Để kiểm nghiệm độ tin cậy của nguyên lý tâm lý học này, Bertarn Forer, nhà tâm lý học người
Mỹ đã lấy sinh viên của mình làm đối tượng để tiến hành thí nghiệm:
Ông chọn ra một tốp học sinh, yêu cầu họ làm trắc nghiệm nhân cách và nói một tuần sau sẽ
đưa cho mỗi sinh viên một bản phác họa nhân cách. Một tuần sau, các sinh viên đối chiếu với
đặc điểm tính cách của bản thân, cho điểm đối với độ chính xác của bản phác họa nhân cách
mà mình cầm trên tay. Cuối cùng, độ chính xác phác họa nhân cách đạt 86%, các sinh viên cảm
thấy kinh ngạc: “trắc nghiệm thật chính xác.”
Trên thực tế, Forer chỉ dựa trên đặc điểm tính cách của con người, tùy ý lựa chọn một số cách
trình bày trên tạp chí tướng số và tổ hợp lại. Hơn nữa, bản phác họa nhân cách mà mỗi sinh
viên nhận được đều giống nhau. Kết quả, để kiểm chứng cho câu nói của thầy hướng dẫn “Đây