người hướng ngoại.
Người có tính cách hướng ngoại, nói đơn giản đều coi “thế giới bên ngoài” là suy nghĩ trung
tâm. Hay nói cách khác, ánh mắt của họ luôn hướng về thế giới bên ngoài, quan tâm những sự
vật, sự việc xung quanh, đồng thời họ cũng rất dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Những người
như vậy thích giao tiếp, do đó, họ thường là những nhân vật nổi trội trong hoạt động giao tiếp.
Đối với bạn bè không phân biệt thân sơ, xa gần, khi giao tiếp, họ có thể tự tạo được giá trị và
sự tự hào về bản thân.
Tôi là người không thể tách rời bạn bè, có bọn họ, tôi sẽ có động lực sống và sẵn sàng làm tất
cả mọi việc (Người hướng ngoại tự nói về bản thân).
Ngoài ra, trong trường hợp hội đàm thương mại, người hướng ngoại có tư duy năng động, phản
ứng nhanh nhạy, giàu trí sáng tạo. Bọn họ sẽ không để buổi hội đàm trở nên tẻ nhạt, mà dám ăn
to nói lớn, hơn nữa còn phụ họa thêm bằng nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Trong công việc, người
hướng ngoại giỏi làm việc theo nhóm.
Nếu có một loại giường, vừa có thể làm giường đơn, lại có thể làm giường đôi thì tốt biết mấy.
Có lẽ thật sự có thể làm như vậy, chúng ta thử xem sao (Người hướng ngoại nghĩ trong đầu).
Bất cứ sự vật nào cũng có tính hai mặt, vì vậy, người hướng ngoại cũng có khuyết điểm. Họ
mau mồm mau miệng, đôi khi khiến người đối diện có cảm giác bị “cướp lời;” họ là tiêu điểm
trong bất kỳ tình huống nào, vì vậy đôi khi sẽ phô trương quá mức; họ xử lý công việc nhanh
nhưng lại có chút không hoàn hảo và cẩu thả.
Chúng ta hãy xem xét một ví dụ:
Nam: “Tớ hỏi cậu nhé, cậu thích những nơi nhộn nhịp hay muốn yên tĩnh một mình?”
Nữ: “Tớ thích bầu không khí nhộn nhịp vây quanh, sao vậy, cậu muốn làm trắc nghiệm à?”
Nam: “Vậy cậu sẽ thích tham gia một số hoạt động đông người, nhưng cũng vì lý do này, đôi
khi nói chuyện cậu cũng đắc tội người khác.”
Nữ: “Uhm, tớ thích chơi với bạn bè, nhưng có một số người cứ né tránh, vì vậy, tớ tự nhắc nhở