i.
đó bụng dạ hẹp hòi, hay so bì với cậu kể cả chuyện cỏn con.
Khi gặp chuyện rắc rối, cậu thường tìm người bàn bạc, thu thập một số thông tin bên ngoài, hơn
nữa, cậu luôn nhanh chóng tìm được người có thể giúp mình đưa ra nhiều sáng kiến hay.
Đó đều là những chủ đề trò chuyện chiếu lệ có thể áp dụng với người hướng ngoại. Khi cần,
bạn có thể dùng thử xem sao.
“Hồi bé, cậu từng bị thương nặng phải không?”
“Uhm, tớ bị gãy chân trái khi còn học lớp ba.”
“Ồ, vậy sao? Khó chịu lắm phải không?”
“Đúng, khi mới tập đi trở lại vô cùng khó chịu. Sau đó, căn bệnh viêm mũi khi học cấp hai lại
khiến khả năng nghe của tai trái bị giảm đ ”
“Tớ rất khâm phục cậu. Nhiều người khi đối mặt với khó khăn, thử thách như vậy đều sa sút ý
chí, cảm thấy tự ti. Tớ thấy cậu rất lạc quan, là tuýp người ai nấy đều yêu thích, dù là người
mới gặp mặt lần đầu cũng có thể thân thiết với cậu.”
“Tớ cũng có cảm giác như vậy, vì tớ chấp nhận sự thật, thản nhiên bỏ qua những chuyện không
may mắn, không có gánh nặng. Dĩ nhiên, tớ thích tụ tập rôm rả với bạn bè rồi.
Trong cuốn kỹ năng đọc nguội của mình, thầy Hiroyuki Ishii từng nhắc tới việc nửa phần thân
bên trái của người hướng ngoại dễ bị tổn thương (chưa biết thật giả ra sao). Khi thực hiện việc
đọc nguội, mọi người hãy thử nghiệm và kiểm chứng xem sao.
Người hướng ngoại coi trọng mối liên hệ tình cảm trong giao tiếp xã hội, hy vọng giữa con
người với con người có hàng ngàn hàng vạn nguyên tố tình cảm. Nếu cần soạn thảo một bức
thư hẹn gặp mặt gửi đối phương, chúng ta hãy mào đầu bằng một số câu thăm hỏi chân tình, sau
cùng mới đề cập tới vấn đề trọng tâm, tức thể hiện rõ mục đích viết thư. Làm như vậy mới
khiến đối phương cảm thấy đó là một bức thư dạt dào tình cảm, ngoài ra, sử dụng biểu tượng
cảm xúc hoặc chữ viết nhiều màu sắc, hoặc thêm vào một số từ ngữ mang sắc thái tình cảm như
“tim đập thình thịch” “tốt quá” “vui quá” hiệu quả sẽ tốt hơn.