“Tuyệt nhỉ, tớ lại nghĩ cậu đi tu rồi cơ, may là còn biết chơi Board Game, chắc chắn là kiểu
chơi tay đôi đúng không?”
“Uhm, cậu thật thông minh.”
Tuy bình thường người hướng nội không thích nói chuyện, nhưng nếu là kiểu trò chuyện tay đôi
với bạn bè, họ sẽ trở nên thoải mái, tự tin.
Tóm lại, người hướng nội không thích nói chuyện, luôn giữ khoảng cách nhất định với người
khác, thường bị hiểu lầm là lạnh nhạt. Thực ra, những người như vậy cũng dễ cảm thấy cô đơn,
hy vọng có người hiểu thấu tâm tư. Chính vì vậy, người hướng nội thích làm những công việc
mang tính độc lập. Trong giao tiếp xã hội, vì coi bản thân là trung tâm nên họ không muốn làm
việc theo sự chỉ đạo của người khác, chỉ khi nào hiểu thấu vấn đề mới chịu thực hiện.
Phương pháp giao tiếp với người hướng nội
Khi giao tiếp với người hướng nội, bạn cần dùng đạo lý để giúp họ hiểu rõ, cần giải thích cặn
kẽ cho họ về nguyên nhân và kết quả của sự việc, giao tiếp một cách sáng suốt.
Đồng thời, người hướng nội khá quan tâm tới cái tôi, tính tự tôn cao, vì vậy, chúng ta cần nắm
bắt điều này để tiến hành trò chuyện. Ví dụ: “Đây là món quà chúng tớ chọn riêng cho cậu,
những người khác không được như vậy đâu, “ và “Công việc này cậu làm là phù hợp nhất, vì
chỉ có cậu mới hiểu rõ”... Bạn cần thỏa mãn lòng tự tôn, kích thích động lực làm việc của họ.
Khi giao tiếp với người hướng nội, một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ dưới đây có thể phát huy
tác dụng tích cực.
Cậu là người tự lấy mình làm gương, chỉ cần nhìn vào những việc cậu yêu cầu người khác phải
làm được, chắc chắn cậu cũng đòi hỏi bản thân phải làm được hoặc yêu cầu với chính mình
còn nghiêm khắc hơn.
Cậu có yêu cầu khắt khe về mặt thời gian, vì vậy, đôi khi sự chậm trễ của đối phương sẽ khiến
cậu cảm thấy khó chịu.
Cậu là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, cho dù một số việc không muốn làm, nhưng chỉ cần bắt