đề trò chuyện tiếp theo cũng trở nên đơn giản hơn.
Nếu phải viết thư cho một khách hàng hướng nội, chúng ta cố gắng viết đơn giản, ngắn gọn, nêu
bật nội dung chính, tránh việc dài dòng sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng đối phương.
Mục đích chính: Hy vọng được trao đổi trực tiếp với ngài, được phục vụ ngài.
Tổng giám đốc Từ:
Chào ngài! Tôi là X của công ty Y.
Công ty chúng tôi chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực..., trong khi hiện nay, công ty của ngài...,
sản phẩm (dịch vụ) của công ty chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho công ty ngài trên phương
diện....
Tổng giám đốc Từ, thành tựu ngài đạt được trong lĩnh vực ... khiến tôi không khỏi ngưỡng mộ,
tôi cũng mong mỏi được gặp mặt ngài, điều đó sẽ khiến tôi cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Đồng
thời, nếu ngài có nhu cầu đối với sản phẩm .... chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.
Rất mong nhận được hồi âm của ngài!
Bài 2: Hệ thống đọc nguội của hai tính cách
Trong phần kỹ năng bộ khung ngôn ngữ, tôi đã giới thiệu qua về một dạng kỹ năng ngôn ngữ
“giống như bộ khung,” dùng để chỉ việc thể hiện trải nghiệm chưa được thực hiện “giống như”
trải nghiệm đã được thực hiện. Khi đứng trước đối tượng giao tiếp là người hướng nội hoặc
hướng nội, chúng ta cũng có thể vận dụng mô thức trải nghiệm bộ khung này miêu tả đặc trưng
tính cách của đối tượng giao tiếp “giống như” đặc điểm của thần tượng nào đó mà bạn hâm mộ.
Thuật đọc nguội “giống như bộ khung”
Trong quan niệm đọc nguội của thầy Hiroyuki Ishii, kỹ năng đọc nguội được ông gọi dưới cái
tên hệ thống tay phải và hệ thống tay trái. Trên thực tế, đó là một mô thức trải nghiệm chủ động
miêu tả đặc trưng tính cách của đối phương “giống như bộ khung,” cũng tương tự như kỹ năng
tự ám thị được giới thiệu ở phần trước.