Căn cứ vào kỹ năng đọc nguội “giống như bộ khung”, chúng ta bắt buộc phải đưa ra vật truyền
dẫn ám thị cho tính cách của đối tượng trò chuyện, cũng giống như hệ thống tay phải được nhắc
tới trong phần trước. Để tránh việc những người yêu thích đọc nguội nhầm lẫn vật truyền dẫn
ám thị, trong phần này, chúng tôi thống nhất giữa vật truyền dẫn ám thị “giống như bộ khung”
và “hệ thống tay phải tay trái” của Hiroyuki Ishii. Đồng thời, chúng tôi cố gắng thông qua việc
cải thiện các tình huống để nâng cao “tính hình tượng” của kỹ năng đọc nguội “giống như bộ
khung này”, nhằm giúp mọi người ghi nhớ và vận dụng dễ dàng hơn.
Ví dụ, với hệ thống đọc nguội của người hướng ngoại, chúng ta có thể tiếp tục thiết kế như sau:
1, Ngón tay cái à “phong thái đàn anh” à Châu Nhuận Phát, Mai Diễm Phương.
2, Ngón trỏ à”yêu mến mọi người” à Ngô Tôn Hiến, Từ Hy Đệ.
3, Ngón giữa à “hiện tại” à Hàn Hán, Vương Lạc Đơn.
4, Ngón áp út à “tâm trạng” à Thôi Kiện, Tạ Na.
5, Ngón út à “trẻ con”à Tiểu Tiểu Bân, Từ Kiều.
Nếu định nghĩa vật truyền dẫn ám thị và nhân vật hình tượng trong hệ thống đọc nguội của
người hướng ngoại, chúng ta có thể minh họa như hình 5 - 1 sau:
Hình 5 - 1
Từ hình 5 - 1 có thể thấy, những người tương ứng với mỗi ngón tay đã hết sức rõ ràng, người
đọc nguội căn cứ vào sở thích của bản thân (ví dụ dùng thần tượng của mình) để tiếp tục thay
thế. Thông qua việc thiết kế thành một nhóm người mà mình yêu thích, dựa trên thiết kế theo
tuần tự như vậy, chúng ta sẽ khiến chủ đề trò chuyện chiếu lệ trở nên thoải mái và thú vị hơn.
Như vậy, chỉ cần ghi nhớ ý nghĩa và tính cách đặc trưng được đại diện bởi mỗi ngón tay, sau
đó có thể dễ dàng nói ra những lời ca ngợi.