bản thân đừng tham gia nữa. Nhưng tại sao lại như vậy nhỉ?”
Nam: “Vì cậu quá thẳng thắn. Hay nói cách khác, cá tính của bạn thiên về hướng ngoại, có gì
nói đấy, cũng thường lỡ miệng, khiến người khác hiểu lầm. Tớ cảm thấy chỉ cần chú ý một
chút, bạn bè sẽ ngày càng thích cậu.”
Từ ví dụ này, bạn biết phán đoán người có tính cách hướng ngoại rồi chứ.
Phương pháp giao tiếp với người hướng ngoại
Người hướng ngoại coi “thế giới bên ngoài” là trọng tâm, vì vậy, trong những tình huống thông
thường, chỉ cần bạn lên tiếng nhờ, người ta sẽ đồng ý giúp đỡ. Điều này cũng khiến người
hướng ngoại không mấy bận tâm tới “tiếng lòng” mình, thường khiến người khác có cảm giác
qua loa, đại khái, rất lạc quan, rất kiên cường. Thực ra, trong lòng họ cũng tồn tại sự yếu đuối,
khi phải đưa ra quyết định quan trọng hoặc áp lực quá lớn, có thể họ sẽ bị đánh gục.
Vì trong suy nghĩ của người hướng ngoại đã có một phương diện như vậy nên khi giao tiếp với
họ, phương pháp tốt nhất là dùng tình cảm lay động trái tim, thông qua việc thổ lộ tình cảm để
có tiếng nói chung. Ví dụ nói “vì có cậu ở đây, cuộc sống của mọi người mới đa dạng, nhiều
màu sắc như vậy, mọi người đều rất biết ơn cậu”... như vậy, anh ấy/cô ấy sẽ cảm thấy rất mãn
nguyện, cũng sẵn sàng giúp bạn làm bất cứ chuyện gì.
Khi trò chuyện với người hướng ngoại, một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ sau đây có thể phát
huy tác dụng tích cực:
Cậu có khả năng hành động tốt, sự việc chẳng qua bị người khác thổi phồng về mức độ khó
khăn, thà hành động trước còn hơn ngồi suy nghĩ đắn đo.
Trong mọi trường hợp, cậu đều được người khác yêu thích, cho dù là người mới gặp mặt lần
đầu cũng có thể nhanh chóng kết thân với cậu.
Cãi nhau với bạn bè hoặc người khác cũng chỉ là chuyện nhỏ, cơn giận dữ của cậu sẽ nhanh
chóng tan đi, chắc chắn cậu vẫn là chính mình – cởi mở và vui vẻ.
Trong công việc, dù quan hệ tốt với nhiều người, cậu vẫn gặp phải thành phần khó sống, người