mình, hiệu quả sẽ tương đối tốt.
Lộ nhược điểm, để đối phương làm giúp
Khi nói ra việc mình muốn nhờ người khác giúp đỡ, chúng ta nên dùng ngữ điệu thương lượng
và thái độ thành khẩn, tỏ ra không biết gì, để đối phương cân nhắc lời đề nghị và thỉnh cầu đó,
nhằm khiến đối phương chủ động giúp đỡ mình.
Carey: “Nếu tớ muốn mua một chiếc máy vi tính mới, cậu xem hãng nào tốt nhỉ?”
Laura: “Vậy cậu phải cân nhắc nhiều yếu tố, ví dụ như giá cả, tính năng, ý kiến đánh giá của
người sử dụng, bộ nhớ trong, cài đặt phần mềm, phần cứng....”
Carey: “Nhiều vậy sao, nhưng tớ mù tịt với những vấn đề kiểu này, cậu đúng là người sành
sỏi!”
Laura: “Cũng thường thôi, đều do mua bán nhiều thành quen mà cậu.”
Carey: “Tớ muốn mua chiếc nào tốt một chút, nhưng bây giờ chẳng biết phải làm sao, nếu tớ tự
đi mua chắc sẽ bị chặt chém.”
Laura: “Nếu không gấp gáp, đợi đến cuối tuần này, tớ sẽ đưa cậu đi mua.”
Nếu muốn đối phương “buộc phải” giúp đỡ, phải để cho họ và chính mình đều có không gian
suy nghĩ, bộc lộ nhược điểm của bản thân, đối phương tự khắc sẽ chủ động giúp đỡ bạn.
Bài 2: Tác dụng tuyệt vời của câu khẳng định liên tục
Nghiên cứu tâm lý học chứng minh, nếu thăm dò một người thông qua phương pháp đặt câu
hỏi, đồng thời buộc họ luôn ở trong trạng thái phải trả lời, người đó rất dễ bị khống chế. Đó
chính là “hiệu ứng thôi miên” nổi tiếng, mô thức câu khẳng định liên tục trong thuật đọc nguội
cũng được phát triển từ việc sử dụng nguyên lý này.
Đúng vậy, đúng vậy, đúng vậy
Nói chuyện với người khác, chúng ta có thể sử dụng câu khẳng định liên tục, khiến đối phương