nằm trong vòng vây của câu trả lời “đúng rồi.” Cuối cùng, khi chúng ta nói ra yêu cầu của bản
thân, đối phương cũng sẽ có câu trả lời khẳng định.
Trước tiên, chúng ta hãy chơi một trò như sau: Nói liên tục mười lần “mèo sợ chuột,” sau đó
tự hỏi mình “mèo sợ chuột không nhỉ?” Dường như tất cả mọi người đều nói “mèo sợ chuột.”
Là một hình thức nhấn mạnh tạm thời, nhắc đi nhắc lại câu nói tương tự, tư duy của bạn sẽ ngả
theo chiều hướng đó.
Mục đích của ví dụ này nhằm chứng minh đôi khi con người cũng dễ bị dẫn dắt đưa ra câu trả
lời theo quán tính. Nếu muốn đối phương trả lời theo quán tính, bạn cần học được phương
pháp đặt câu hỏi kiểu này.
“Hôm nay, cậu online rồi chứ?”
“Đúng vậy.”
“Nhìn cậu vui như vậy, chắc chắn chơi game vượt qua cửa ải rồi phải không?”
“Uhm, có thể nói như vậy.”
“Xem ra cậu là người rất kiên trì, chưa đạt mục đích không bỏ cuộc.”
“Đúng, hình như cậu rất hiểu tớ.”
“Thực ra, trong lòng cậu rất muốn để bản thân nghỉ ngơi một chút, nhưng vì không thể dứt khỏi
công việc nên bỏ qua cả việc nghỉ ngơi.”
“Uhm, hình như có chút như vậy. Gần đây, tớ luôn muốn thay đổi môi trường để tìm cơ hội phát
triển nhưng chưa biết xử lý thế nào với những việc ở đây.”
Dường như chỉ là một đoạn hội thoại đơn giản nhưng trong suy nghĩ đối phương đã ăn sâu câu
hỏi “Nghỉ ngơi là gì? Phải chăng, mình còn điều gì đó chưa dứt bỏ được?” Như vậy, bạn có
thể nhận được câu trả lời tích cực từ phía đối phương, khiến đối phương có cảm giác nỗi niềm
tâm sự của mình đã bị bạn nói trúng.
Khi nói chuyện với người khác, dĩ nhiên, chúng ta không muốn bị từ chối, nên việc sử dụng câu