Hỏi ngẫu nhiên, bất chợt
Một trong những mục đích của việc trò chuyện là khiến quan hệ với đối phương trở nên gần gũi
hơn, đồng thời tích cực tìm hiểu thông tin liên quan tới đối phương. Nếu câu hỏi của bạn khiến
đối phương có cảm giác đang bị khai thác thông tin, nhiều khả năng họ sẽ cắt ngang buổi trò
chuyện. Do đó, không để đối phương phát hiện bạn đang dò hỏi mới là điểm cao siêu của
“cách hỏi khéo.”
A: “Lâu lắm không thấy cậu đi học thêu tranh chữ thập, bận việc gì à?”
B: “Gần đây, tớ nhiều việc quá...”
Cách hỏi này tỏ ra tự nhiên hơn nhiều so với cách hỏi trực tiếp “Gần đây, cậu bận việc gì à?”
Vì khi nghe A nói, B sẽ bất giác tìm kiếm nguyên nhân từ chính mình, muốn giải thích. Câu nói
tiếp theo cũng chính là thông tin chúng ta muốn nắm bắt.
Jeffrey: “Hey, dạo này, cậu còn nghiên cứu trò rubic không? Lâu lắm rồi nhỉ?”
Lâm Mỹ: “Không, dạo này tớ đang theo dõi bộ phim truyền hình Lie to me (Lời nói dối định
mệnh)
Jeffrey: “Thật sao? Tớ cũng đang theo dõi bộ phim đó, là thể loại phim tâm lý. Cậu thích
những bộ phim kiểu này à?”
Lâm Mỹ: “Đúng vậy, tớ đam mê tâm lý học, vì vậy thích nhiều bộ phim tâm lý.”
Jeffrey: “Ồ, vậy sao? Tớ cũng thích phim tâm lý, ví dụ như Spellbound (Lời nguyền tình yêu),
One Flew Over the Cuckoo’s Nest (Bay trên tổ chim cúc cu)... đều là những bộ phim kinh điển
cả.
Lâm Mỹ: “Đúng vậy, đều là những bộ phim kinh điển, còn bộ phim nào nổi tiếng nữa không?
Giới thiệu cho tớ đi.”
Trong đoạn hội thoại này, đối phương không hề cảm thấy mình đang bị người khác thăm dò,
cũng không hề mảy may phát hiện bạn đang cố gắng tìm điểm chung để “bắt quen.” Điểm mấu