THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 183

Giang Mai: “Đó là quyết định tạm thời, với lại không phải chủ ý của bản thân tớ mà là do ông

xã tớ quyết định.”

Linh Duyệt: “Vậy cậu định xử lý thế nào với căn hộ bên đó?”

Giang Mai: “Còn chưa biết thế nào.” (không biết)

Linh Duyệt: “Vậy cậu đã có kế hoạch gì chưa?”

Giang Mai: “Hoàn toàn chưa có gì.”

Linh Duyệt: “Vậy chắc cậu sẽ chẳng bỏ nhà để không chứ?”

Giang Mai: “Chắc không thể rồi.”

Linh Duyệt: “Thực ra, hôm nay, tớ gặp cậu để giới thiệu về một hộ gia đình, họ muốn thuê nhà

ở xung quanh nơi đây, vì cũng làm gần đây mà. Phải chăng, hôm nay nói về việc này vẫn còn

hơi sớm?”

Giang Mai: “Cũng không hẳn, dù sao sớm muộn gì cũng phải tính toán, vậy để tớ suy nghĩ

thêm, hãy giới thiệu qua về gia đình đó đi.”

......

Nội dung của cuộc trò chuyện đều khiến Giang Mai nói những câu phủ định theo thói quen của

cô ấy như “không phải,” “không thể nào.” Chỉ đến khi Linh Duyệt nói ra câu hỏi phủ định “phải

chăng hôm nay nói về việc này vẫn còn hơi sớm?” thì việc phủ định theo thói quen của Giang

Mai cũng buộc cô ấy phải cân nhắc vấn đề này (cho dù ban đầu bản thân có ý định không muốn

cho đối phương tham gia), khi đó cũng đành phải tham khảo.

Người thích phủ định như một thói quen chưa hẳn đã khó nói chuyện, chỉ có điều chúng ta

không giỏi tìm thấy tần số giao tiếp phù hợp với họ mà thôi. Điều chúng ta cần làm là thấu hiểu

đối phương, thuận theo đặc điểm ngôn ngữ phủ định như một thói quen của họ, xây dựng mẫu

câu hỏi, khiến đối phương dùng phương pháp phủ định theo thói quen để đưa ra câu trả lời mà

chúng ta mong muốn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.