THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 182

dưới hoàn toàn thuận theo người quản lý, cho dù là người cố chấp đến mấy cũng buộc phải

đồng ý tăng ca.

Xét từ ý nghĩa nào đó, câu hỏi phủ định thực ra là cố ý tạo vẻ huyền bí, tạm thời giao tư duy

của bạn cho người khác nắm giữ. Còn có một số mẫu câu thường gặp như dưới đây:

“Có người chẳng phải nói cậu thế này thế nọ sao?”

“Có lẽ những việc như thế này là do tôi quá mẫn cảm!”

“... việc này, chẳng lẽ cậu chưa nghe thấy gì?”

“... một số thay đổi như vậy, chẳng lẽ cậu chưa phát hiện ra sao?”

“... những việc giống như vậy, từ trước đến giờ chưa từng xảy ra sao?”

Khéo léo vận dụng một số câu như vậy trong công việc, một khi đoán trúng điều gì đó sẽ giành

được lòng tin của đối phương, đồng thời cũng giúp bạn tiến gần thêm một bước tới mục đích

công việc.

Xác định rõ những người thích phủ định như một thói quen

Trong phần trước, khi bàn về câu khẳng định liên tục, chúng ta đã giới thiệu mô thức câu khẳng

định liên tục để thuyết phục hiệu quả những người thích phủ định như một thói quen.

Đối với những người như vậy, chúng ta cũng có thể thông qua câu hỏi phủ định để thuyết phục

đối phương. Điểm mấu chốt của kỹ năng này là trong quá trình đọc nguội, chúng ta cần nói

trúng và lắng nghe điều đối phương muốn nói, chứ không nên biến “không phải” thành “đúng

rồi,” mà phải để đối phương nói “không phải” theo ý muốn của họ.

Linh Duyệt: “Giang Mai à, nghe mọi người nói cậu bận rộn quanh năm suốt tháng, hôm nay có

thể bớt chút thời gian gặp tớ, thật lòng cảm ơn cậu.”

Giang Mai: “Thời gian gần đây, mọi việc khá hơn nhiều rồi, không bận bịu như vậy nữa.”

Linh Duyệt: “Nghe nói cậu muốn chuyển về quê, phải chăng đã lên kế hoạch từ lâu?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.