THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 180

cơ hội phản bác.

A: “Trời nóng quá, hôm nay, cậu không đi bơi sao?”

B: “Ồ không. Tớ về quê tránh nắng.”

A: “Quả nhiên như vậy, chẳng trách tâm trạng cậu thoải mái như vậy, không chút buồn bực.”

Khi chúng ta dùng câu hỏi phủ định để thăm dò đối phương vừa không chứng tỏ mình nói đúng,

cũng không phủ nhận mình nói sai. Như vậy, khi đối phương trả lời hoặc tiếp tục giải thích,

không những đồng nghĩa với việc chúng ta nói trúng, mà còn đem lại thông tin mới cho chúng

ta. Nếu đối phương chỉ là thuận theo lời nói của bạn để đưa ra câu trả lời, không có sự giải

thích, chúng ta có thể tiếp tục sử dụng câu hỏi phủ định, dẫn dắt đối phương đưa ra câu trả lời

khẳng định.

A: “Trời nóng quá, hôm nay, cậu không đi bơi sao?”

B: “Uhm, tớ không đi bơi.”

A: “Đúng, bơi chưa hẳn đã là phương pháp tốt, chắc chắn cậu đã có kế hoạch riêng rồi đúng

không?”

B: “Đúng. Tớ muốn về quê, ở đó...”

Lần thứ hai sử dụng câu hỏi phủ định, đầu tiên khẳng định nội dung đối phương đã phủ định rồi

khéo léo bổ sung nội dung, sau đó “hỏi ngược phủ định” để khiến tư duy của đối phương “buộc

phải” chấp nhận những điều bạn nói, cũng đồng nghĩa với việc nói trúng suy nghĩ đối phương.

Bạn cần ghi nhớ một điều là khi sử dụng câu hỏi phủ định chỉ dựa vào từ ngữ là không đủ. Nếu

khi nói chuyện, chúng ta thể hiện nét mặt gượng gạo, ánh mắt không tập trung thì rất khó tạo

dựng không khí trò chuyện thoải mái cởi mở với đối phương. Vì vậy, những người giỏi sử dụng

thuật đọc nguội đều biết đưa ra những động tác phối hợp trong hành vi, biểu cảm, từng lời nói,

cử chỉ, hành động đều phù hợp với bối cảnh giao tiếp.

Kỹ năng sử dụng câu nói “không” trong công việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.