Nữ: “Nghe anh nói vậy, em cũng muốn đi, có điều hôm trước mẹ gọi điện nói em về nhà có
việc nên em không đi được rồi.”
Nam: “Vậy để lần khác nhé.”
Chúng ta thường gặp phải tình huống muốn từ chối nhưng không biết từ chối bằng cách nào.
Tình huống này khiến bạn tiến thoái lưỡng nan, khi đó, bạn cũng có thể dùng kỹ năng giao tiếp
với mẫu câu “song/nhưng/có điều.”
Ví dụ, sếp muốn bạn cuối tuần tới trực tại công ty, quả thực, bạn không muốn đến, mà sếp là
người thích tính toán chi ly, khi đó, bạn ở trong thế tiến thoái lưỡng nan, hãy thử cách nói sau
đây:
Rõ rồi ạ, nếu ngày mai, mẹ em không từ quê ra đây thăm con thì tốt biết mấy, nhưng bây giờ,
mẹ em đã lên tàu rồi ạ, cho nên em nghĩ ngày mai đành phải để bà cụ ở nhà một mình.
Nói như vậy, sếp cũng mủi lòng và sẽ chủ động nói: “Uhm, vậy sao, cậu thật có hiếu với cha
mẹ, vậy cứ ở nhà chăm sóc bà cụ đi, bảo cậu Điền đến là được.”
Đó chính là kỹ năng vận dụng những từ chuyển tiếp như “có điều,” “song,” “nhưng,” như đã đề
cập trong phần trước. Thông qua việc sử dụng từ chuyển tiếp phủ định để nhấn mạnh những
điều nói sau đó, chúng ta sẽ khiến đối phương quan tâm hơn tới nội dung này.
Bài 4: Tác dụng tuyệt vời của câu hỏi phủ định
Ngoài câu hỏi khẳng định, chúng ta còn có thể sử dụng mô thức câu hỏi phủ định để gài “bẫy
ngôn ngữ,” khiến đối tượng giao tiếp vô tình rơi vào những “cái bẫy” như vậy, từ đó thành
công trong quá trình trò chuyện.
Nói “không” không có nghĩa là từ chối
Nói trúng suy nghĩ đối phương chính là điểm tuyệt diệu nhất của câu hỏi phủ định. Với mẫu câu
kiểu này, bất luận bạn nói trúng hay không đều có thể khéo léo chuyển hóa thành nói trúng. Khi
vận dụng câu hỏi phủ định, chúng ta nên giữ khẩu khí mang tính thăm dò, hơn nữa không đưa ra
suy luận tuyệt đối về đối phương. Mục đích của việc nói như vậy nhằm không cho đối phương