THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 178

phần sau chữ “nhưng” được nhấn mạnh, vì vậy, cảm giác A đem đến cho người khác là “Tôi

làm chưa được tốt.” Trong khi câu nói của B khiến người ta nghe xong không những vui mừng

mà còn thoải mái tiếp thu ý kiến đóng góp. Mô thức ngôn ngữ dạng này và kỹ năng chuyển đổi

bộ khung trước đó có nguyên tắc tương tự, chỉ cần suy nghĩ kỹ càng, mọi người đều có thể nắm

vững ưu điểm tuyệt vời của nó.

Khéo léo từ chối những việc mình không thích làm

Thông thường, con người luôn né tránh một số việc mình không muốn làm. Tuy nhiên, vì sợ

làm thế sẽ khiến cho quan hệ trở nên xa cách nên không biết từ chối ra sao. Sau đây, chúng tôi

sẽ giới thiệu kỹ năng mẫu câu chuyển tiếp “nhưng/song/có điều,” giúp bạn dễ dàng phá vỡ thế

bế tắc.

Rolin đi làm đã được hai năm, đến giờ vẫn chưa có người yêu, vì vậy, mẹ cô ấy sốt sắng giới

thiệu nhiều chàng trai, nhưng Rolin không ưng.

Mẹ: “Con gái này, đừng quên buổi hẹn lúc sáu giờ chiều nay đấy nhé.”

Rolin: “Vâng, chắc chắn con sẽ tới, có điều hôm nay rất nhiều việc, có thể sếp sẽ yêu cầu làm

thêm giờ nên nhiều khả năng rất muộn đấy ạ.”

Mẹ: “Mẹ biết rồi, vậy đổi sang hôm khác vậy.”

Thực ra, Rolin nghĩ là vịn cớ công việc, muộn rồi cũng không sợ, mẹ cô ấy tự khắc sẽ hủy bỏ

cuộc hẹn. Nếu gặp phải tình huống người yêu muốn bạn làm chuyện mà bạn không muốn, sử

dụng mẫu câu “có điều” cũng có thể cứu bạn.

Nam: “Ngày mai, chúng mình đi leo núi nhé!”

Nữ: “Anh muốn tập thể dục rồi phải không? Thể dục quả thực rất tốt cho sức khỏe. Anh còn

nhớ không, lần trước anh nói cùng em đi tập thể dục, em cầm tinh con ốc sên, lề mề, chậm

chạp, thế nên anh còn muốn đi cùng em nữa không?”

Nam: “Dĩ nhiên rồi, không có em còn gì là thú vị nữa.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.