THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 181

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều ví dụ về việc sử dụng câu hỏi phủ định. Trong công

việc, bạn cũng có thể ứng dụng câu hỏi phủ định, đặc biệt khi bạn là nhà quản lý, câu hỏi phủ

định sẽ giúp bạn được cấp dưới thừa nhận.

Ví dụ, bạn là quản lý của một công ty, khi nhận được một đơn đặt hàng đòi hỏi mọi người phải

tăng ca mới đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, trong khi đại bộ phận công nhân, nhân viên đều

phản đối tăng ca, có thể sử dụng câu hỏi phủ định như sau:

Quản lý: “Lô hàng này phải giao vào ngày X, chẳng lẽ mọi người không biết giao hàng không

đúng thời hạn đồng nghĩa với điều gì hay sao?”

Cấp dưới: (Không trả lời, trầm ngâm)

Quản lý: “Đây là khách hàng quan trọng của công ty chúng ta, chẳng phải sao?”

Cấp dưới: “Uhm.” (Vài người trả lời)

Quản lý: “Trước đây, chúng ta đã mất rất nhiều công sức để xây dựng quan hệ hợp tác với phía

đối tác, còn chưa hiểu sao?”

Cấp dưới: “Đúng vậy, quả thực đã phải nỗ lực rất nhiều.”

Quản lý: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều hy vọng tiếp tục hợp tác với họ, mọi người không nghĩ

giống tôi sao?”

Cấp dưới: “Nghĩ giống ông ạ.”

Quản lý: “Nếu việc tăng ca có thể đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, lẽ nào chúng ta không nên

hoàn thành hay sao?”

Cấp dưới: “Cần hoàn thành lô hàng này, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.”

Cứ như vậy, cấp dưới đã tụ tập bàn tán xôn xao nên tăng ca và hoàn thành chỉ tiêu bằng cách

nào.

Một chuỗi câu hỏi phủ định đã sản sinh sức mạnh khó có thể chối từ, khiến suy nghĩ của cấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.