THUẬT ĐỌC NGUỘI - Trang 195

A: “Do mục tiêu và hiện thực khác xa nhau quá nhiều, không thể thực hiện?”

B: “Không phải.”

A: “Vậy do cậu hoài nghi mục tiêu của mình?”

B: “Uhm, tớ bắt đầu hoài nghi thực hiện mục tiêu này rốt cuộc có ý nghĩa gì...”

Chúng ta đều thích bắt đầu câu chuyện từ những chủ đề quen thuộc, trong quá trình trò chuyện

không ngừng làm rõ nét phạm vi suy đoán. Nếu trong quá trình suy đoán, chúng ta không thể nói

trúng ngay từ câu đầu tiên, đừng bao giờ chuyển sang chủ đề khác, mà cần từng bước thu hẹp

phạm vi, như vậy mới có thể nói trúng suy nghĩ của đối phương.

Từ việc chưa làm chuyển thành cụ thể

“Em muốn nghỉ thứ hai tuần sau sếp ạ.”

“Cái gì, chẳng nhẽ cậu quên thứ hai tuần sau phải nộp báo cáo đánh giá thành tích công tác của

cán bộ hay sao?”

“Dĩ nhiên không, em đã chuẩn bị tăng ca để hoàn thành báo cáo trong thứ Bảy, Chủ nhật tuần

này. Sáng thứ Hai tuần sau, khi tới công ty, sếp sẽ nhận được.”

“Uhm, vậy còn được.”

Bạn khẳng định nộp báo cáo đánh giá thành tích vào đúng sáng thứ Hai, cụ thể hóa thời gian,

đối phương không bị ảnh hưởng thì cũng sẽ không gây khó dễ cho bạn. Nhờ vậy, bạn đạt được

mục đích một cách thuận lợi.

A: “Ngày mai, anh muốn đưa em về quê ra mắt bố mẹ, em chuẩn bị đi nhé.”

B: “Nhưng anh quên rồi sao? Mai là ngày kỷ niệm của chúng mình!”

A: “Dĩ nhiên, quên sao được, qua 12h đêm nay chúng mình có thể tổ chức kỷ niệm rồi ngày

mai cùng nhau về quê, không ảnh hưởng gì.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.