B: “Vậy được rồi, em sẽ chuẩn bị.”
Cụ thể hóa ngày mai thành sau 12h đêm nay, cụ thể hóa thời gian, còn giúp bản thân xóa bỏ
nghi ngờ của đối phương về việc mình quên mất ngày kỷ niệm, đối phương tự khắc sẽ tin tưởng
mình. Làm như vậy chẳng phải rất lợi hại sao?
Chúng ta có thể sử dụng cùng lúc phương pháp mở rộng/thu hẹp thì sẽ không bó hẹp trong việc
chuyển từ nói không trúng sang mở rộng hoặc thu hẹp đơn thuần, như vậy có thể phát huy hết
khả năng.
Nhân viên kinh doanh: “Nghe nói công ty các anh muốn tiến quân vào thị trường Hoa Nam?”
Giám đốc: “Đúng vậy.”
Nhân viên kinh doanh: “Xem ra các anh rất tự tin, có chí thì nên.”
Giám đốc: “Cũng không hẳn, chưa chắc.”
Nhân viên kinh doanh: “Chỉ cần làm hết khả năng, nhất định gặt hái thành công lớn, anh vẫn có
niềm tin đó đúng không?”
Giám đốc: “Dĩ nhiên, đó là điều bắt buộc.”
Khi chúng ta nói không trúng, có thể lập tức điều chỉnh, ranh giới của niềm tin rất rộng lớn, chỉ
cần nắm vững một điểm nào đó, thu hẹp phạm vi, đối phương cũng dễ tán thành.
Nhân viên kinh doanh: “Việc khai thác thị trường Hoa Nam gặp không ít trở ngại đúng không?”
Giám đốc: “Cũng không hẳn, trước khi bắt đầu, chúng tôi đã điều tra rất kỹ.”
Nhân viên kinh doanh: “Ý tôi là ở đâu cũng có đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những khu vực
như Hoa Nam.”
Giám đốc: “Uhm, anh nói đúng.”
Nhân viên kinh doanh: “Vì vậy chỉ cần chuẩn bị kỹ càng, có kế hoạch chi tiết, phòng bị trước,